Trào Ngược Thực Quản
Trào ngược hầu – thanh quản (LPR) xảy ra acid dạ dày chảy ngược trở lại, vào thực quản và vào cổ họng và thanh quản. |
Nguyên nhân
Có hai vòng cơ co thắt nằm trong thực quản – cơ vòng hạ thực quản (LES) và cơ vòng thượng thực quản (UES). UES là cơ có chức năng ngăn thực phẩm và acid trong dạ dày chảy ngược trở lại vào thực quản. LES là cơ có chức năng ngăn thực phẩm và acid trong thực quản chảy ngược trở lại vào thanh quản. Khi cơ LES trở nên yếu và không khép kín, bạn sẽ bị chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Tuy nhiên, nếu cả hai cơ LES và UES bị yếu, bạn sẽ có mắc chứng Trào ngược hầu – thanh quản (LPR). |
Triệu chứng
|
Chẩn đoán
Chẩn đoán LPR bằng cách kết hợp giữa thu thập chi tiết bệnh sử, kiểm tra sức khỏe và đôi khi thực hiện một số xét nghiệm. Các thủ thuật có thể được thực hiện để chẩn đoán tình trạng này bao gồm: • Nội soi quang học mũi. • Thuốc Bari nuốt. • Kiểm tra pH trong 24 giờ. • Nội soi đường tiêu hóa trên. |
Điều trị
Việc điều trị LPR cơ bản là tương tự như điều trị bệnh trào ngược dạ dày (GERD). Nó bao gồm thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thuốc chống acid, và đôi khi phẫu thuật. Giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý. 1. Thay đổi lối sống Hạn chế lượng thực phẩm và đồ uống kích thích acid. Hãy tham khảo hướng dẫn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nêu dưới đây. Không nằm xuống trong khoảng ba giờ sau khi ăn. Khi nằm, chất trong dạ dày bị ép lên LES. Giữ đầu cao hơn dạ dày, trọng lực sẽ giúp làm giảm áp lực này. Bạn có thể nâng cao đầu bằng cách nằm lên hai gối. Duy trì cân nặng hợp lý. Tình trạng thừa cân làm tăng áp suất trong bụng làm đẩy thức ăn trong dạ dày lên LES. Không hút thuốc. Nicotine trong thuốc lá làm giãn cơ vòng thực quản. Hút thuốc cũng kích thích sản xuất acid dạ dày. Không mặc quần áo chật hay đeo nịt ngang hông. Chúng có thể làm thắt dạ dày, ép thức ăn lên LES và vào trong thực quản. 2. Điều chỉnh chế độ ăn uống 3. Sử dụng thuốc Các loại thuốc làm giảm sản xuất acid bao gồm các chất ức chế bơm proton (ví dụ như omeprazole và esopremazole) và thuốc kiềm hảm thụ thể histamin (ví dụ như ranitidine). Thuốc chống nôn như domperidone cũng có thể được dùng để thúc đẩy vận chuyển thức ăn ra khỏi dạ dày, do đó giải phóng acid khỏi dạ dày. 4. Phẫu thuật để ngăn trào ngược |