Hội chứng QT dài mắc phải (LQTS): Nguy nhiểm như thế nào?
Hội chứng QT dài mắc phải có thể gây ra đột tử ở người trẻ khoẻ mạnh mà không có bất kì dấu hiệu cảnh báo nào. Theo các chuyên gia ở Khoa nghiên cứu và phát triển của Trung tâm Tim mạch Quốc gia Singapore chia sẽ.
Hội chứng LQTS có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, thậm chí những người trẻ trong giai đoạn sức khoẻ tốt nhất. LQTS nguy hiểm bởi vì nó có thể xảy ra mà không có dấu hiệu cảnh báo nào và có thể gây đột tử. Hãy xem Anh Ted Wong là một ví dụ.
Hội chứng QT dài mắc phải (LQTS): Câu chuyện bệnh nhân
Anh Wong (27 tuổi) từng ở trong tình trạng sức khoẻ tốt nhất và là một vận động viên marathon. Vì thế, khi anh Wong bất thình lình gục xuống bàn làm việc vào một buổi sáng, tất cả đồng nghiệp của anh đơn giản nghĩ rằng, anh đang đùa giỡn.
Khi anh không đáp lại nhiều cuộc gọi của đồng nghiệp, họ phát hiện ra rằng anh đã không còn thở. Một đồng nghiệp đã tức tốc gọi xe cấp cứu trong khi người khác làm sơ cấp cứu cho anh. Khi nhân viên y tế đến, họ đã cố gắng làm anh hồi tỉnh. Khi bệnh nhân được kiểm tra điện tâm đồ (ECG) ở phòng hồi sức cấp cứu, họ đã phát hiện ra rằng, bệnh nhân bị hội chứng QT dài mắc phải – một loại rối loạn hoạt động điện tim mà kiểm soát nhịp tim, và được biết như là nguyên nhân gây nên đột tử ở người trẻ, đặc biệt người khoẻ mạnh. Mặc dù đã được can thiệp sâu và kịp thời bởi đội ngũ y tế, anh Wong không may đã tử vong.
Hội chứng QT dài mắc phải (LQTS): nguyên nhân và rủi ro
LQTS thường do di truyền và nạn nhân có thể là người trẻ. Anh Wong có tiền sử gia đình là ba của anh cũng bị bệnh tim đột quỵ vài năm về trước.
Hội chứng QT dài mắc phải (LQTS): điều gì sẽ xảy ra khi bị tấn công
Bệnh nhân phát triển nhịp tim nhanh, lộn xộn và không kiểm soát được trong suốt thời gian tập thể dục, khi bệnh nhân có cảm xúc mạnh mẽ hay nhiều khi không có một lý do cụ thể nào. Nó được biết là nguyên nhân gây ra đột quỵ và chết đột ngột ở những vận động viên marathon trẻ. Nếu không được xử lý kịp thời trong một vài phút, nhịp tim thất thường này sẽ gây đột tử. Một vài bệnh nhân mà đã trải qua triệu chứng LQTS này như tim đập nhanh, xỉu hay lên cơn tai biến, nhưng nhiều bệnh nhân có thể không ý thức được tình trạng này. Thậm chí nếu LQTS được chẩn đoán – thường thông qua kết quả điện tâm đồ trong khi kiểm tra định kỳ – hiện tại không có phương pháp nào để điều trị nó. Theo giáo sư Philip Wong, Giám đốc, khoa nghiên cứu và phát triển của Trung Tâm Tim Mạch Quốc gia Singapore (National Heart Centre Singapore), thuộc tập đoàn SingHealth, “Những nhịp tim nguy hiểm và bất thường này có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào và thậm chí không có thời điểm bóp cò. Hội chứng QT kéo dài được biết rộng rãi như là nguyên nhân gây đột tử.”
Hội chứng QT dài mắc phải (LQTS): tại sao có tên này
Đoạn QT trong điện tâm đồ chỉ ra thời gian mà tim cần để phục hồi trước khi bắt đầu nhịp co kế tiếp. Trong LQTS, đoạn QT được kéo dài như là hệ thống điện mà kiểm soát nhịp tim cần thời gian lâu hơn để phục hồi. Sự trì hoãn có thể gây ra sự nguy hiểm cho nhịp tim.
Hội chứng QT dài mắc phải (LQTS) ở Singapore
Tại Singapore, khoảng 1 trong khoảng 5000 người có bị hội chứng này, theo Giáo sư Wong “Tỉ lệ xảy ra của LQTS không cao như bệnh tiểu đường mà khoảng 1 trong 5 người trên 50 bị. Nhưng sự khác biệt đó là tiểu đường là bệnh lý mãn tính và không gây ra cái chết đột ngột như LQTS mà ảnh hưởng đến người trẻ trong thời điểm khoẻ mạnh nhất của họ.”
Làm thế nào để ngăn ngừa hội chứng QT dài mắc phải này
Cách duy nhất để ngăn ngừa bị đột tử ở bệnh nhân có hội chứng này đó là gắn máy tạo nhịp tự động trong cơ thể của họ. Thiết bị sẽ điều khiển nhịp tim, và khi thiết bị phát hiện ra bất cứ tín hiệu nguy hiểm nào, nó sẽ phát tín hiệu sốc điện để điều chỉnh lại nhịp tim. Tuy nhiên, điều này không thể điều trị hay sửa chữa được nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.
* Sự mô tả tình trạng bệnh nhân trên được dựa trên bệnh lý tiêu biểu của một bệnh nhân với triệu chứng QT dài mắc phải. Vui lòng đọc thêm những nghiên cứu mới nhất về việc điều trị cho bệnh lý LQTS.