• Thiết bị: 090 938 1187
  • Dịch vụ: 090 777 1187
  • info.ips@ipsvn.com.vn
  • www.ipsvn.com.vn

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

Ung Thư Cổ Tử Cung

Ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung là phần dưới của tử cung (dạ con). Ung thư phát sinh trong cổ tử cung có khả năng được chữa khỏi trong giai đoạn đầu do đó phát hiện sớm là chìa khóa giúp cải thiện tỉ lệ sống. Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung thuộc loại ung thư tế bào vảy.

Ung thư cổ tử cung phổ biến ra sao?
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 7 đối với phụ nữ Singapore. Khoảng 190 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm.

Tuổi khởi bệnh
Ung thư tiền xâm lấn thường xảy ra ở phụ nữ ở cuối độ tuổi 20 – 30. Được gọi là CIN (tân sinh trong biểu mô cổ tử cung). Đây là những thay đổi trong lớp niêm mạc của cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Theo thời gian, những tổn thương tiền ung thư này có thể tiến triển và trở thành ung thư xâm lấn nếu không được điều trị.

Rủi ro và nguyên nhân

Lây nhiễm Human Papilloma Virus (HPV) là nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của bệnh ung thư cổ tử cung. Các virus này lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn. Bất kỳ phụ nữ nào đã từng quan hệ tình dục đều có nguy cơ.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Quan hệ tình dục trước 20 tuổi
  • Quan hệ với nhiều người
  • Tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục
  • Từng quan hệ với người có tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục và quan hệ tình dục ngoài hôn nhân.
  • Từng quan hệ với người có bạn tình từng bị ung thư cổ tử cung cũng được xem là có nguy cơ
  • Hút thuốc lá là một yếu tố có liên quan với việc tăng tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung.

Triệu chứng

Triệu chứng và dấu hiệu của ung thư cổ tử cung
Chảy máu bất thường ở âm đạo hoặc ngay cả sự tiết dịch âm đạo bất thường cũng có thể là dấu hiệu cần phải kiểm tra ngay. Chảy máu bất thường bao gồm chảy máu sau khi quan hệ tình dục hoặc chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng muộn xảy ra trong ung thư giai đoạn cuối bao gồm đau lưng, đau vùng chậu, giảm cân và sưng chân.

Chẩn đoán

Xét nghiệm chẩn đoán
Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Pap smear (phết tế bào cổ tử cung) nên bắt đầu ngay sau khi phụ nữ có quan hệ tình dục. Nên kiểm tra mỗi 1-3 năm một lần tùy thuộc vào độ tuổi và số lượng thực hiện các xét nghiệm PAP smear thông thường. Trong quá trình kiểm tra này, các tế bào từ bề mặt của cổ tử cung được cào nhẹ trong quá trình kiểm tra âm đạo. Đây là một thử nghiệm nhanh chóng, đơn giản và không đau.

Nếu xét nghiệm Pap smear cho thấy bất thường, phương pháp chẩn đoán được gọi là soi cổ tử cung (tức là kiểm tra cổ tử cung bằng kính hiển vi) sẽ được thực hiện. Một số hóa chất có thể được thoa lên cổ tử cung để giúp phát hiện ra những vùng bất thường. Những vùng bất thường sau đó sẽ được sinh thiết và kiểm tra dưới kính hiển vi bởi các bác sĩ bệnh học (bác sĩ kiểm tra mô dưới kính hiển vi).

Nếu ung thư cổ tử cung được xác nhận sau khi sinh thiết, các xét nghiệm khác sẽ được sắp xếp. Bao gồm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang và chụp CT hoặc MRI vùng bụng và xương chậu để loại trừ khả năng lây lan gần hoặc xa của ung thư. Kiểm tra xương chậu dưới sự gây mê toàn thân thường được thực hiện để xác định mức độ của bệnh ung thư.

Lựa chọn và điều trị

Điều trị ung thư cổ tử cung tiền xâm lấn và xâm lấn
Đối với ung thư tiền xâm lấn, có thể điều trị bằng cách cắt bỏ khu trú phần niêm mạc bất thường trong cổ tử cung bằng các thủ thuật cắt bỏ khu trú hoặc các thủ thuật nạo hay bóc tách. Các kỹ thuật cắt bỏ khu trú bao gồm sinh thiết khoét chóp hoặc thủ tục cắt vòng điện (LEEP). Các kỹ thuật nạo hay bóc tách bao gồm hơi laser hoặc đông lạnh. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phải được thảo luận với bác sĩ. Tuy nhiên, điều trị thành công tiền ung thư cổ tử cung gần như chắc chắn có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung xảy ra.

Đối với ung thư xâm lấn cổ tử cung giai đoạn đầu, bệnh có thể được chữa lành bằng cách phẫu thuật (cắt bỏ tử cung, hysterectomy, và các mô xung quanh bao gồm cả các hạch bạch huyết) hoặc xạ trị, thường kèm với hóa trị.

Đối với bệnh giai đoạn cuối khi không thể phẫu thuật, có thể điều trị bằng xạ – hóa trị kết hợp hoặc chỉ xạ trị. Xạ trị thường có 2 cách, xạ trị tia bên ngoài và xạ trị tia bên trong. Xạ trị tia bên ngoài tiến hành hàng ngày vào các ngày làm việc trong tuần trong khoảng 5-6 tuần. Xạ trị tia bên trong được tiến hành trong 2-5 lần.

Tiên lượng bệnh ung thư cổ tử cung
Tiên lượng bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là rất tốt với tỉ lệ sống 5 năm từ 80 đến 95% Tuy nhiên đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối, tỉ lệ sống 5 năm giảm xuống còn dưới 40%.

Có thể phòng chống không?

Có, hiện đã có vắc-xin phòng ngừa từ ban đầu cho bệnh ung thư cổ tử cung. Tại Singapore, hai loại thương hiệu hiện có là Cervarix và Gardasil. Cả hai loại vắc-xin đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại HPV 16 và 18, nguyên dân dẫn đến 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được khuyến khích tiêm chủng loại ung thư có thể được ngăn ngừa này. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn có thể phát triển ung thư cổ tử cung ngay cả sau khi tiêm chủng, vì vậy vẫn nên kiểm tra PAP smear.

Di chuyển lên đầu