• Device: 090 938 1187
  • Service: 090 777 1187
  • info.ips@ipsvn.com.vn
  • www.ipsvn.com.vn

ĐỤC THỦY TINH THỂ

Đục Thủy Tinh Thể

Mặc dù đục thủy tinh thể không gây khó chịu hoặc đau, nó là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù loà trên thế giới. May mắn là căn bệnh này có thể được điều trị an toàn và hiệu quả bằng phẫu thuật.

Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể là tình trạng thuỷ tinh thể của mắt bị đục, làm cho không đủ ánh sáng vào mắt, do đó làm giảm tầm nhìn. Cuối cùng, sự suy giảm thị lực này sẽ tác động đến các sinh hoạt hàng ngày của bạn, chẳng hạn như đọc sách hay lái xe (đặc biệt là vào ban đêm).

Hầu hết đục thủy tinh thể tiến triển chậm và bạn có thể không nhận thấy trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, tầm nhìn của bạn sẽ dần dần bị ảnh hưởng theo quá trình thuỷ tinh thể bị đục.

Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không?

Đục thủy tinh thể không gây nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe của mắt trừ khi chúng trở nên hoàn toàn trắng đục. Tình trạng này được gọi là đục thủy tinh thể quá độ/ quá chín, có thể gây tăng nhãn áp và gây đỏ và đau mắt đột ngột, đôi khi kèm theo đau đầu. Nếu đục thủy tinh thể gây viêm và tăng nhãn áp, nó cần phải được cắt bỏ.

Nguyên nhân

Quá trình đục thủy tinh thể có liên quan đến sự lão hóa và thường phổ biến ở người cao tuổi. Ở những người trẻ, nó có thể do bẩm sinh, do các bệnh viêm mắt hoặc do tổn thương mắt.

Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài, sử dụng lâu dài một số loại thuốc và các bệnh khác như tiểu đường.

Triệu chứng

Dấu hiệu đầu tiên của đục thủy tinh thể là mờ mắt mà không thể khắc phục bằng các phương pháp hỗ trợ thông thường như đeo kính. Bạn sẽ phải thường xuyên thay kính, cảm thấy màu sắc xạm dần, thị lực kém dưới ánh sáng mạnh, thấy quầng quanh đèn hay nguồn sáng, gặp khó khăn khi đọc, xem truyền hình hoặc lái xe vào ban đêm.

Dấu hiệu và triệu chứng của đục thủy tinh thể bao gồm:

  • Tầm nhìn bị đục, mờ hoặc không rõ nét
  • Gặp khó khăn khi nhìn vào ban đêm và ngày càng tệ hơn
  • Nhạy cảm với ánh sáng mạnh và chói
  • Nhìn thấy quầng quanh nguồn sáng
  • Cần nhiều ánh sáng khi đọc và khi làm những việc khác
  • Màu sắc phai đi hoặc chuyển vàng
  • Bị song thị ở một bên mắt

Các yếu tố nguy cơ

Tất cả mọi người đều có nguy cơ vì lão hoá là yếu tố nguy cơ lớn nhất. Nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể tăng lên cùng với:

  • Độ tuổi
  • Bệnh tiểu đường
  • Chấn thương hoặc viêm mắt trước đây
  • Phẫu thuật mắt trước đây
  • Sử dụng thuốc corticosteroid lâu dài
  • Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím
  • Hút thuốc

Phòng ngừa

Vẫn chưa có phương pháp phòng chống nào được khoa học chứng minh. Tuy nhiên, các mẹo sau sẽ giúp ngăn chặn đục thủy tinh thể:

  • Bảo vệ đôi mắt của bạn. Bảo vệ mắt khỏi tia cực tím bằng cách đeo kính mát thường xuyên
  • Kiểm tra mắt thường xuyên. Kiểm tra mắt thường xuyên là chìa khóa để phát hiện bệnh sớm. Hãy đến khám bác sĩ nhãn khoa nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào về mắt.
  • Nếu bạn trên 65 tuổi, bạn nên kiểm tra mắt thường xuyên.
  • Duy trì lối sống lành mạnh. Bạn cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh – không hút thuốc và giữ chế độ ăn uống cân bằng

Điều trị

Bệnh đục thủy tinh thể không thể chữa khỏi bằng thuốc.

Điều chỉnh lối sống chẳng hạn như thay kính, dùng kính lúp để đọc hoặc cải thiện ánh sáng trong nhà có thể được áp dụng trong giai đoạn đầu của bệnh.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể được tiến hành khi sinh hoạt hàng ngày của bạn bắt đầu bị ảnh hưởng. Đây là một phương pháp không đau, an toàn và hiệu quả. Trong quá trình phẫu thuật, thuỷ tinh thể bị đục được loại bỏ và thay thế bằng cách cấy thuỷ tinh thể mới, trong suốt vào.

Đục thủy tinh thể hiếm khi được loại bỏ mà không cần phải cấy ghép thuỷ tinh thể mới. Trong những trường hợp này, thị lực có thể được hỗ trợ bằng kính đeo hoặc kính sát tròng- Phẫu thuật đục thủy tinh thể được thực hiện ngoại trú, không cần gây mê toàn thân nhưng vẫn cần gây tê tại chỗ.

Phục hồi an toàn hơn trong phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể

Hầu hết các ca phẫu thuật đục thủy tinh thể được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật pha-co làm nhuyễn thuỷ tinh thể và không cần phải khâu. Thủ thuật này tiến hành bằng cách rạch một đường nhỏ từ 1,8 đến 3mm lên giác mạc. Một thiết bị tạo rung sau đó được đưa vào mắt qua vết rạch này. Quá trình này kích thích sự nhũ tương hóa (tức là làm mềm) phần thuỷ tinh thể bị đục, để được hút ra thông qua một công cụ đặc biệt. Vỏ bọc của thuỷ tinh thể được chừa lại để nhận thuỷ tinh thể mới được cấy vào.

Các loại thuỷ tinh thể nội nhãn

Có nhiều loại kính nội nhãn (IOL). Hãy tư vấn bác sĩ để biết loại phù hợp nhất cho bạn.

1. Kính tiêu cự cố định (Monofocal) 
• Đảm bảo tầm nhìn tốt ở một khoảng cách nhất định
• Cần phải đeo kính khi đọc sách

2. Kính tiêu cự cố định cao cấp 
• Thuỷ tinh thể không có dạng cầu. Đem đến tầm nhìn sắc nét và tốt hơn, đặc biệt là trong điều kiện thiếu sáng ví dụ như khi lái xe vào ban đêm và trời mưa
• Thuỷ tinh thể hình xuyến. Trị loạn thị, giảm nhu cầu phải dùng kính khi nhìn xa

Kính tiêu cự cố định trong cả hai mắt 
Điều chỉnh tầm nhìn xa ở cả hai mắt sẽ có lợi cho những người thường xuyên hoạt động thể thao hay ngoài trời

Thị lực đơn bằng cách dùng kính tiêu cự cố định 
Độ của IOL được chọn lựa để đem đến:
• Tầm nhìn xa tốt ở một mắt, và
• Tầm nhìn gần tốt ở mắt còn lại

Phương pháp này sẽ giúp hầu hết các bệnh nhân không cần phải đeo kính trong phần lớn các hoạt động. Họ vẫn có thể cần phải đeo kính khi đọc sách trong thời gian dài. Không phải tất cả bệnh nhân đều có thể chịu được loại kính này và chiều sâu của thị giác có thể bị suy giảm.

3 Kính đa tiêu cự 
• Đảm bảo cả tầm nhìn xa và gần mà không cần kính

Thích hợp cho những người:
• Muốn giảm sự phụ thuộc vào kính
• Bị loạn thị nhẹ
• Làm việc đòi hỏi chủ yếu tầm nhìn ở khoảng cách trung bình
• Lái xe chủ yếu vào ban ngày

Để có kết quả tốt nhất, các thuỷ tinh thể này nên được sử dụng trong cả hai mắt.

Kính đa tiêu cự đem đến:
• Nhiều thuận tiện hơn
• Tầm nhìn gần và trung bình rõ ràng ở một khoảng cách cố định từ mắt (ví dụ như sử dụng máy tính, làm việc nhà )

Sau khi phẫu thuật, một số người có thể gặp:
• Khó khăn khi đọc chữ in nhỏ dưới ánh sáng yếu
• Màu sắc có thể xạm đi
• Nhìn thấy quầng sáng vào ban đêm (các vòng sáng xung quanh đèn đường hay đèn pha xe hơi)

Những triệu chứng này là tạm thời trong hầu hết trường hợp và ít xảy ra nếu cả hai mắt đều cấy kính.

Kính nội nhãn đa tiêu cự hình xuyến 
Hiện nay đã có dạng này. Những kính nội nhãn này giúp cho cả tầm nhìn gần / trung bình và xa giống như những dạng kính nội nhãn đa tiêu cự khác kèm theo các triệu chứng phụ, tuy nhiên nó còn có tác dụng chữa loạn thị.

4. Kính tự điều tiết (Accommodative) 
• Đảm bảo tầm nhìn xa và trung bình mà không cần đeo kính
• Tầm nhìn gần bị giới hạn và cần phải đeo kính khi đọc sách chăm chú
• Sử dụng cơ tập trung của mắt để di chuyển ống kính để tập trung

Thích hợp cho những người:
• Muốn giảm sự phụ thuộc vào kính đeo
• Bị loạn thị nhẹ
• Làm việc đòi hỏi chủ yếu tầm nhìn ở khoảng cách trung bình
• Lái xe cả ngày và đêm

Để có kết quả tốt nhất , kính nên được gắn trong cả hai mắt.

Kính tự điều tiết đem đến:
• Nhiều thuận tiện hơn
• Cả tầm nhìn xa, trung gian và gần đều tốt

Sau khi phẫu thuật, một số người có thể:
• Cần phải đeo kính nếu đọc sách trong thời gian dài
• Thấy quầng sáng và bị chói vào ban đêm
• Đôi khi cần thực hiện thủ thuật laser một năm sau khi phẫu thuật để làm rõ tầm nhìn

Lựa chọn loại kính nào phụ thuộc vào lối sống của bạn. Hãy ghi nhớ rằng chúng cần phải cải thiện và nâng cao tổng quát thị lực của bạn.

Scroll to Top