• Thiết bị: 090 938 1187
  • Dịch vụ: 090 777 1187
  • info.ips@ipsvn.com.vn
  • www.ipsvn.com.vn

Viêm xoang (Sinusitis)

Viêm Xoang

Xoang là không gian tự nhiên chứa đầy không khí trong hộp sọ. Mỗi xoang được bao phủ bởi một màng nhầy. Tất cả các xoang đều thông với các mũi và chất nhờn sản xuất trong các xoang sẽ tự nhiên thoát ra ngoài thông qua mũi.

Khi bị viêm xoang, các niêm mạc bị viêm và sưng. Điều này cản trở dòng chảy của chất nhầy ra khỏi các xoang và dẫn đến sự tích tụ chất nhầy trong xoang dẫn đến viêm xoang.

Nguyên nhân

Viruses là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm xoang và các trường hợp này thường khỏi khá nhanh chóng bằng cách điều trị các triệu chứng.

Viêm xoang do vi khuẩn thường kéo dài hơn và có thể được điều trị bằng kháng sinh.

Viêm xoang do nấm là loại ít phổ biến nhất và thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Một số bệnh có sẵn có thể làm tăng khả năng bị viêm xoang, bao gồm các bất thường ở cấu trúc mũi, viêm mũi dị ứng không kiểm soát được, và những người bị suy giảm hệ miễn dịch và nhiễm trùng răng.

Triệu chứng

Các triệu chứng của viêm xoang bao gồm:

  • Khó thở bằng mũi
  • Sốt
  • Nhói đau ở má, khu vực trán giữa hai mắt.
  • Cảm giác nặng nề trong đầu
  • Cảm giác đầy căng ở mặt
  • Nước mũi dày màu vàng hoặc xanh lục – có thể bị chảy chất nhầy vào phía sau cổ họng, gây ra ho và nghiêm trọng hơn khi nằm xuống.

Một số người cũng có thể bị đau ở xương hàm, răng hoặc tai hoặc giảm cảm giác về mùi và vị. Các triệu chứng tổng quát khác gồm:

  • Hơi thở có mùi hôi
  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi

Trong trường hợp bị viêm màng niêm mạc nghiêm trọng, đường thoát chất nhầy bị nghẽn, dẫn đến sự tích tụ chất nhầy trong xoang. Điều này gây ra các triệu chứng nghẹt mũi, đau mặt, cũng như nước mũi có mùi hôi. Nguyên nhân có thể là do virus, vi khuẩn hoặc nấm trong tự nhiên.

Chẩn đoán

Nội soi đường mũi có thể được thực hiện để thâm nhập vào đường thoát chất nhầy của các xoang. Ống nội soi mũi là ống kính linh hoạt nhỏ được đưa vào mũi để giúp nhìn thấy đường mũi. Thủ thuật này không gây đau đớn nhưng một số bệnh nhân có thể gặp một chút khó chịu. Kiểm tra đường mũi cũng giúp phát hiện sự chảy mủ trong mũi.

Trong trường hợp viêm xoang dai dẳng, mẫu nước mũi có thể được nuôi cấy để xác định loại vi khuẩn nhằm lựa chọn kháng sinh thích hợp.

Chụp cắt lớp điện toán (CT scan) cũng có thể được thực hiện để xác định những bất thường về cấu trúc có thể dẫn đến viêm xoang tái phát hoặc kéo dài.

Điều trị

Viêm xoang cấp tính
Viêm xoang cấp tính có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và thuốc thông mũi. Mục đích là để kiểm soát sự nhiễm trùng, giảm viêm niêm mạc và khôi phục lại dòng chảy tự nhiên của chất nhầy trong xoang.

Viêm xoang mãn tính
Trong viêm xoang mãn tính, tắc nghẽn có thể không được hoàn toàn chữa khỏi bằng thuốc, khi đó phẫu thuật có thể là cần thiết để chữa lành bệnh. Do đó, một số trường hợp viêm xoang mãn tính hoặc viêm xoang tái phát có thể cần phải phẫu thuật dưới dạng Phẫu thuật Nội soi Chức năng Xoang (FESS).

Hầu hết các ca phẫu thuật được thực hiện thông qua mũi với sự trợ giúp của kính nội soi và dụng cụ chuyên biệt cho phép thực hiện thủ thuật mà không để lại sẹo bên ngoài.

Di chuyển lên đầu