• Thiết bị: 090 938 1187
  • Dịch vụ: 090 777 1187
  • info.ips@ipsvn.com.vn
  • www.ipsvn.com.vn

Ung thư tuyến tụy

Ung Thư Tuyến Tụy

Ung thư tuyến tụy là gì?

Tuyến tụy là một cơ quan nằm giữa dạ dày, gan và ruột. Nó bao gồm 2 loại tuyến trong đó có một tuyến sản xuất insulin và các hormone khác. Ung thư từ các tế bào tuyến trong tuyến tụy không phổ biến. Chúng được gọi bằng những tên khác nhau, tùy thuộc vào loại tế bào ung thư cụ thể hoặc các hormone được sản xuất từ khối u. Bao gồm các khối u thần kinh-nội tiết (carcinoid tumour), ung thư tế bào đảo tuỵ (islet cell carcinoma), u tuỵ nội tiết insulin (insulinoma), u tuỵ glucagon (glucagonoma) … Những bệnh này không được đề cập trong trang web này vì ít gặp. Loại tuyến thứ hai sản xuất các enzym giúp tiêu hóa thức ăn. Những tuyến này chảy vào ống dẫn rồi vào ruột non. Tế bào của các ống dẫn có thể chuyển thành ung thư. Đây là dạng ung thư tuyến tụy phổ biến hơn, thường là dạng ung thư tuyến (adenocarcinoma).

Ung thư tuyến tụy phổ biến ra sao?

Mặc dù bệnh ung thư tuyến tụy phổ biến ở Mỹ và là nguyên nhân dẫn đến tử vong do ung thư đứng hàng thứ 4, bệnh này lại không phổ biến ở Singapore.

Tuổi khởi bệnh

Nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy tăng theo độ tuổi. Phần lớn các bệnh nhân nằm trong độ tuổi từ 50 đến 80.

Rủi ro và nguyên nhân

Yếu tố nguy cơ duy nhất được biết là hút thuốc lá. Tiểu đường không được cho là có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy. Các yếu tố về chế độ ăn uống như rượu và chất béo có thể liên quan nhưng chưa được chứng minh dẫn đến ung thư tuyến tụy.

Triệu chứng

Triệu chứng và dấu hiệu của ung thư tuyến tụy
Các triệu chứng của ung thư tuyến tụy thường mơ hồ và không cụ thể. Sụt cân là một trong những triệu chứng sớm nhất. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác, y tế và không y tế, có thể làm giảm cân. Đau bụng cũng thường gặp vào giai đoạn cuối của bệnh. Một triệu chứng giai đoạn cuối khác là vàng da, hoặc tròng trắng mắt bị vàng.

Chẩn đoán

Xét nghiệm chẩn đoán
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh không đặc trưng. Nếu nghi ngờ ung thư tuyến tụy, các xét nghiệm chẩn đoán ban đầu gồm chụp CT (chụp cắt lớp điện toán) vùng bụng. Chụp CT có thể phát hiện ra bất kỳ khối u nào lớn hơn 2 cm trong tuyến tụy trong hơn 95% các trường hợp. Các khối u nhỏ hơn thường khó phát hiện. Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể giúp hình dung tuyến tụy và các ống dẫn trong tụy. Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi lập kế hoạch phẫu thuật.

Một thủ thuật phổ biến khác là nội soi đường mật tuỵ phản quang ngược (ERCP) trong đó sử dụng một ống nội soi sợi quang để nhìn vào dạ dày và ruột non là nơi mà các ống dẫn của tuyến tụy chảy vào. Thuốc nhuộm X-quang sau đó được tiêm vào ống dẫn của tuyến tụy và hình X-quang được chụp.

Từ đó có thể thấy được những bất thường của ống tụy. Một mẫu mô nhỏ cũng có thể được sinh thiết trong quá trình này. Nếu phát hiện ra đoạn tắc nghẽn trong các ống dẫn, một ống nhựa nhỏ, được gọi stent, có thể được đặt vào ngay trong quá trình này để vượt qua chướng ngại. Các nguy cơ biến chứng của phương pháp này bao gồm nhiễm trùng tuyến tụy và thủng ruột non. Ống stent đặt vào cần được thay trong vòng 3 đến 4 tháng vì nó có thể bị nghẽn do các dịch tiết bình thường từ tuyến tụy.

Đôi khi, khi không thể sinh thiết bằng ERCP, sinh thiết qua da ở vùng bị tổn thương trong tuyến tụy cần được thực hiện để lấy mẫu của khối u để chẩn đoán. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đâm kim qua thành bụng vào tuyến tụy dưới sự theo dõi bằng CT hoặc siêu âm.

Lựa chọn điều trị

Điều trị ung thư tuyến tụy
Phẫu thuật vẫn là lựa chọn để điều trị ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân đều không thể phẫu thuật chữa lành bệnh vì khi phát hiện, bệnh đã phát triển đến giai đoạn cuối. Ngay cả khi không còn có thể phẫu thuật chữa lành, thủ thuật vượt qua đoạn nghẽn có thể được thực hiện để làm giảm sự vàng da và ngứa do ung thư tuyến tụy và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Xạ trị được coi là phương pháp điều trị chính nếu không thể phẫu thuật. Trong những trường hợp này, xạ trị có thể giúp giảm đau và đôi khi giảm vàng da. Xạ trị cũng có thể được điều trị bổ sung sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa ung thư tái phát.

Hoá trị được sử dụng để tăng hiệu quả của xạ trị, ví dụ như chất gây cảm thụ bức xạ (radiosensitiser), hoặc khi ung thư tuyến tụy rất trầm trọng, là khi phẫu thuật và xạ trị không còn thích hợp. Hóa trị có thể kéo dài cuộc sống của bệnh nhân thêm một vài tháng. Quan trọng hơn, hóa trị liệu đã được nhận thấy có khả năng giảm đau ở một số bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.

Tiên lượng bệnh ung thư tuyến tụy
Thậm chí ngay cả khi phẫu thuật chữa lành bệnh, khoảng phân nửa bệnh nhân ung thư tuyến tụy chỉ sống được từ 2 đến 3 năm. Cơ hội sống được 5 năm sau khi phẫu thuật chỉ khoảng 20%. Đối với những người bị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối không thể mổ được, hầu hết bệnh nhân không sống quá một năm.

Các câu hỏi thường gặp về ung thư tuyến tụy
1. Cha tôi bị ung thư tuyến tụy. Ông bị đau bụng rất nhiều. Có thể làm gì?
Kiểm soát đau là một phần rất quan trọng của quá trình điều trị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối. Bên cạnh việc uống thuốc giảm đau, chẳng hạn như NSAID (Ponstan ®, Synflex ® và các loại thuốc cùng dòng khác) và opioid, chẳng hạn như codeine và morphine, phương pháp tiêm để làm giảm bớt các dây thần kinh gây đau có thể được sử dụng, còn gọi là chẹn dây thần kinh. Các biện pháp khác bao gồm xạ trị và hóa trị.

2. Mẹ tôi bị vàng da cực kỳ do bệnh ung thư tuyến tụy. Có nguy hiểm không?
Vàng da, tự nó, không đe dọa tính mạng. Vàng da là do các ống tụy bị nghẽn do khối u. Vì bị tắc nghẽn, nhiễm trùng tuyến tụy thường xảy ra và có thể cần phải dùng kháng sinh. Vàng da cũng thường đi kèm với tình trạng ngứa ngáy ở da từ mức vừa phải đến dữ dội và rất phiền toái. Thuốc uống đôi khi có hiệu quả. Một số hình thức vượt qua đoạn bị tắc nghẽn, hoặc bằng phẫu thuật hoặc bằng cách đặt stent trong quá trình ERCP, có thể được tiến hành để giảm ngứa.

Di chuyển lên đầu