• Thiết bị: 090 938 1187
  • Dịch vụ: 090 777 1187
  • info.ips@ipsvn.com.vn
  • www.ipsvn.com.vn

THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG

Thoái Hóa Điểm Vàng

Nếu một màn sương hoặc những đốm trắng xuất hiện trong thị trường trung tâm của bạn, hoặc nếu bạn nhìn thấy đường thẳng trở nên gợn sóng, hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa ngay, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa điểm vàng do lão hoá, một căn bệnh có thể dẫn đến việc mất thị lực nghiêm trọng.

BỆNH THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG DO LÃO HÓA (AMD) LÀ GÌ?

Đó là một căn bệnh mãn tính không thể phục hồi, dẫn đến tình trạng mất thị lực trung tâm (ở vị trí điểm vàng) do tổn thương trên võng mạc.

Bệnh thoái hóa điểm vàng do lão hoá (AMD) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở những người trên 50 tuổi. Người hút thuốc có nguy cơ phát triển AMD cao hơn người không hút thuốc 2-4 lần*.

Nếu bạn trên 50 và có hút thuốc, bạn nên đi khám mắt.

* Số liệu dựa trên nghiên cứu năm 2009 của Viện Nghiên cứu Nhãn khoa Singapore

Bệnh có thể làm cho bạn gặp khó khăn khi đọc hoặc nhận dạng khuôn mặt, mặc dù tầm nhìn ngoại vi vẫn còn đủ tốt để giúp bạn tiếp tục với các sinh hoạt hàng ngày khác. Tuy nhiên, các hoạt động như lái xe và đọc sách sẽ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân

Thoái hóa điểm vàng do lão hoá xuất hiện dưới hai dạng “khô” và “ướt”. 90% bệnh nhân AMD mắc phải dạng khô. AMD dạng khô làm mất thị lực trung tâm chậm và dần dần. Bệnh phát triển nặng theo quá trình các tế bào nhạy cảm ánh sáng trong vùng điểm vàng từ từ bị phá vỡ do lão hoá.

AMD dạng ướt là do các mạch máu trong mắt tăng trưởng bất thường dẫn đến sự rò rỉ máu và protein vào trong điểm vàng, cuối cùng dẫn đến mất thị lực. Dạng ướt thường dẫn đến mất thị lực nghiêm trọng trong một khoảng thời gian ngắn.

Triệu chứng

Một hoặc một vài triệu chứng sau đây có thể xuất hiện:

  • Tầm nhìn trung tâm bị mờ (có thể từ từ hoặc khởi phát nhanh chóng)
  • Có bóng hoặc điểm trống trong thị trường
  • Tầm nhìn bị bóp méo ví dụ như những đường thẳng trở nên lượn sóng và một vài chỗ trở nên trống rỗng
  • Khó phân biệt màu sắc, đặc biệt là giữa các màu tối với các màu tối và các màu sáng với các màu sáng
  • Chức năng thị giác phục hồi chậm sau khi tiếp xúc với nguồn sáng mạnh
  • Mất sự nhạy cảm về tương phản (phân biệt các mức độ sáng)

Phòng ngừa

Hiện nay không có thuốc phòng ngừa AMD nào được công nhận. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bị mất thị lực là phải kiểm tra mắt kịp thời và được chẩn đoán của bác sĩ nhãn khoa. Chẩn đoán sớm có thể làm tăng khả năng điều trị thành công.

Bạn có thể tự kiểm tra thị lực của mình hàng ngày bằng cách nhìn lưới Amsler (Hình 1). Lưới Amsler là một công cụ chẩn đoán có thể giúp phát hiện những thay đổi nhỏ trong tầm nhìn của bạn. Bạn cũng nên ngừng hút thuốc, có chế độ dinh dưỡng cân bằng bao gồm các loại rau xanh, và bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi tia cực tím bằng cách đeo kính râm hoặc nón rộng vành.

Điều trị

Các lựa chọn điều trị cho AMD dạng ướt:

  • Phẫu thuật laser quang đông Đây là phương pháp phẫu thuật sử dụng tia laser nóng
  • Quang trị liệu bằng verteporfin Phương pháp này sử dụng tia laser không toả nhiệt cùng với một loại thuốc tiêm tĩnh mạch để khép kín và ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh.
  • Thuốc Macugen và Lucentis là ví dụ điển hình cho các loại thuốc đưa vào mắt bằng cách tiêm để ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu bất thường.

Không có biện pháp điều trị nào cho AMD dạng khô mặc dù kính phóng đại có thể có ích khi đọc sách.

Các yếu tố nguy cơ 

  • Độ tuổi. Một nghiên cứu trong cộng đồng địa phương của Viện Nghiên cứu Nhãn khoa Singapore vào năm 1997 cho thấy một trong bốn người tuổi từ 60 trở lên tại Singapore mắc bệnh.
  • Tiền sử gia đình
  • Giới tính. Phụ nữ có nhiều khả năng mắc phải AMD hơn.
  • Hút thuốc
  • Bệnh béo phì
  • Bệnh tim mạch
Di chuyển lên đầu