• Thiết bị: 090 938 1187
  • Dịch vụ: 090 777 1187
  • info.ips@ipsvn.com.vn
  • www.ipsvn.com.vn

Rối loạn giấc ngủ

Rối Loạn Giấc Ngủ

Rối loạn giấc ngủ có liên quan đến những xáo trộn trong giấc ngủ do các vấn đề y tế tiềm ẩn, lối sống và các yếu tố môi trường thường dẫn đến phá vỡ giấc ngủ, làm giảm chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ bình thường là gì?

Giấc ngủ bình thường bao gồm các chu kỳ của giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (NREM) xen kẽ với giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM). Giấc ngủ NREM bao gồm giai đoạn ngủ nông và ngủ sâu. Giấc ngủ REM còn được gọi là giai đoạn ngủ “mơ”. Chức năng của giấc ngủ là phục hồi, cung cấp thời gian nghỉ ngơi và hồi phục cho cơ thể.

Người lớn cần ngủ trung bình 8 tiếng (từ 6-10 tiếng). Bình thường chúng ta sẽ ngủ thiếp đi trong vòng 10 đến 20 phút từ lúc bắt đầu đi ngủ, thức dậy một cách tự nhiên một hay hai lần trong đêm sau đó ngủ trở lại dễ dàng, và thức dậy cảm thấy sảng khoái. Trẻ em cần ngủ nhiều hơn và có xu hướng ngủ sâu hơn, trong khi những người già bị thức giấc thường xuyên hơn và ít ngủ sâu hơn.

Điều gì xảy ra khi chúng ta không ngủ đủ giấc?

Các hậu quả nghiêm trọng tạm thời lâu dài của sự thiếu ngủ phản ánh chức năng phục hồi quan trọng của giấc ngủ. Khi chúng ta không ngủ đủ, trí nhớ, sự tập trung, sự tỉnh táo và tâm trạng đều bị ảnh hưởng. Buồn ngủ ban ngày sẽ dẫn đến hiệu quả học tập và làm việc thấp và có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng. Nếu không điều trị, rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và có thể làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tử vong.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây buồn ngủ ngày quá mức?

Các nguyên nhân phổ biến:

  • Không ngủ đủ. Nhiều người không ngủ đủ giấc do lựa chọn lối sống.
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ, hay Obstructive sleep apnoea. Bệnh nhân có thể bị béo phì hoặc tắc nghẽn đường hô hấp do vấn đề ở mũi hay cổ họng.

Nguyên nhân không phổ biến nhưng quan trọng:

  • Chứng ngủ rũ, một loại rối loạn giấc ngủ liên quan đến sự mất mát đột ngột của trương lực cơ, ảo giác và tê liệt cơ khi thức dậy.

Tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức có thể đủ nghiêm trọng để gây ra rối loạn xã hội hoặc nghề nghiệp. Khi đó bệnh nhân nên được kiểm tra chính thức bởi thầy thuốc. Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ hay chứng ngủ rũ thường cần phải trải qua các nghiên cứu giấc ngủ.

Điều gì gây mất ngủ?

Mất ngủ chỉ tình trạng khó khăn bắt đầu ngủ hoặc ngủ thẳng giấc, hay là một giấc ngủ không sảng khoái.

Mất ngủ thường liên quan đến nhiều hơn một nguyên nhân, bao gồm cả yếu tố tâm lý và lối sống:

  • Căng thẳng quá mức hoặc stress không được xử lý tốt
  • Trầm cảm và lo âu. Ttiêu thụ quá nhiều caffeine
  • Thói quen ngủ không ngon và không đều đặn

Bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài nên được kiểm tra bởi bác sĩ để loại trừ khả năng trầm cảm tiềm ẩn, thường xuất hiện khi thức dậy vào buổi sáng sớm. Bệnh nhân không thể ngủ mà không uống thuốc có thể cần phải được giới thiệu đến phòng khám rối loạn giấc ngủ. Hầu hết bệnh nhân bị mất ngủ có thể xử lý bằng cách thay đổi lối sống và thuốc men, và thường không cần phải thực hiện nghiên cứu giấc ngủ.

Điều gì dẫn đến hành vi bất thường trong giấc ngủ?

Hành vi bất thường trong giấc ngủ thường không cần điều trị cụ thể trừ phi có nguy cơ làm tổn thương, hoặc nếu các hành vi bất thường gây cản trở giấc ngủ. Ví dụ các chứng rối loạn giấc ngủ liên quan đến hành vi bất thường là hội chứng chân không yên và rối loạn chuyển động chân tay có chu kì, trong đó chân bị co giật quá mức trước hoặc trong giấc ngủ gây mất ngủ và buồn ngủ ban ngày quá mức.

Parasomnias (bệnh mất ngủ giả) là các hành vi bất thường trong khi ngủ có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn:

  • Khiếp sợ khi ngủ
  • Ác mộng
  • Nói mớ
  • Nghiến răng
  • Mộng du
  • Hành động như trong giấc mơ

Nghiên cứu giấc ngủ thường xuyên được tiến hành để đánh giá những điều kiện này. Cần phân biệt với hiện tượng động kinh xảy ra khi ngủ với những triệu chứng rất giống nhau.

Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp:

  • Buồn ngủ quá mức vào ban ngày
  • Mất ngủ
  • Rối loạn hơi thở trong khi ngủ
  • Hành vi bất thường trong khi ngủ

Yếu tố nguy cơ

Một số rối loạn giấc ngủ như hội chứng chân không yên, chứng ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ và chứng mất ngủ giả có yếu tố di truyền và có thể tồn tại trong gia đình.

Những người có lịch ngủ không đều đặn, bao gồm công nhân làm ca và những người đi du lịch qua những múi giờ khác nhau thường xuyên, cũng có nguy cơ phát triển các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.

Các yếu tố về lối sống như tiêu thụ caffeine quá mức, thiếu tập thể dục thường xuyên, giải quyết stress kém và hút thuốc lá đều có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

Nhìn chung, chất lượng giấc ngủ giảm theo tuổi tác. Vì vậy, cũng như những thay đổi thoái hóa và tăng cân theo tuổi tác, rối loạn giấc ngủ có xu hướng trở nên thường xuyên hơn khi chúng ta già đi.

Phòng chống

Một số mẹo phòng chống cơ bản để tránh phát triển rối loạn giấc ngủ:

  • Nên ngủ đều đặn và thức dậy vào cùng một thời gian mỗi buổi sáng.
  • Tránh ngủ ngày quá nhiều. Chỉ nên ngủ một giấc ngắn trong ngày, nếu có, và ngủ ít hơn 1 giờ.
  • Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ và / hoặc tiêu thụ cà phê và rượu đặc biệt là sau khi ăn tối.
  • Không nên đi ngủ, trừ khi bạn mệt mỏi.
  • Bảo đảm môi trường ngủ thoải mái, tối và yên tĩnh.

Chẩn đoán

Hầu hết các rối loạn giấc ngủ có thể được chẩn đoán nếu nắm vững bệnh sử về giấc ngủ, bao gồm các câu hỏi về thói quen ngủ, lối sống, thuốc của bệnh nhân và khám thể chất. Nghiên cứu giấc ngủ có thể được yêu cầu ở một số bệnh nhân.

Nghiên cứu giấc ngủ

Mô hình giấc ngủ có thể được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng máy ghi lại sóng hoạt động não, hơi thở, nhịp tim và cử động chân tay trong khi ngủ. Những loại phổ biến nhất của các nghiên cứu giấc ngủ là:

  • Đo biểu đồ giấc ngủ qua đêm – Overnight polysomnography  (PSG)
  • Kiểm tra giấc ngủ ngắn ban ngày – Daytime nap test (còn gọi là multiple sleep latency test hoặc MSLT – đo thời gian từ lúc bắt đầu đi ngủ ngày đến lúc thật sự ngủ).

Tiến hành PSG cần phải ở lại qua đêm trong phòng thí nghiệm nghiên cứu giấc ngủ và được nối với máy giám sát bởi kĩ thuật viên giấc ngủ. Ít nhất là 6 tiếng của giấc ngủ được ghi nhận bằng cách sử dụng các điện cực gắn vào da đầu và chân tay, dây quấn đặc biệt quanh ngực và bụng, máy theo dõi lưu lượng khí và điện cực ECG. PSG thường được chỉ định cho các bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ có liên quan đến hơi thở và có hành vi bất thường trong giấc ngủ.

MSLT tiến hành sau PSG, bao gồm bốn giấc ngủ ngày, mỗi giấc khoảng 20 phút và cách nhau 2 tiếng trong suốt cả ngày. Nó được sử dụng để chẩn đoán chứng ngủ rũ và cũng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự buồn ngủ ở những bệnh nhân bị buồn ngủ quá mức vào ban ngày.

Lựa chọn điều trị

Hầu hết các rối loạn giấc ngủ có thể được xử lý thận trọng bằng sự kết hợp của việc nâng cao kiến thức về giấc ngủ, dùng thuốc và thay đổi hành vi. Trong những điều kiện nhất định như ngưng thở khi ngủ, điều trị cụ thể có thể bao gồm liệu pháp thở áp lực dương – positive airway pressure therapy (không khí điều áp được cung cấp qua mặt nạ) hoặc phẫu thuật đường hô hấp trên.

Những ca khó khăn được giới thiệu đến bác sĩ được đào tạo chuyên quản lý rối loạn giấc ngủ. Nhiều phòng khám rối loạn giấc ngủ có các chuyên gia y tế ở nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như chuyên gia thần kinh học, các bác sĩ hô hấp, bác sĩ phẫu thuật ENT, chuyên gia tâm lý học và bác sĩ tâm thần.

Hầu hết các phòng khám rối loạn mất ngủ có trang bị phòng thí nghiệm nghiên cứu giấc ngủ. Ghi nhận PSG và MSLT được thực hiện bởi kỹ thuật viên PSG có trình độ. Đối với bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ, chuyên gia trị liệu đường hô hấp có thể hỗ trợ trong các nghiên cứu đặc biệt trong đó có sử dụng liệu pháp thở áp lực dương ở các chế độ khác nhau, giúp tối ưu hóa các chỉ số điều áp

Di chuyển lên đầu