• Thiết bị: 090 938 1187
  • Dịch vụ: 090 777 1187
  • info.ips@ipsvn.com.vn
  • www.ipsvn.com.vn

Nhiễm khuẩn Norovirus

Nhiễm khuẩn Norovirus: Làm cách nào phòng chống cúm dạ dày

Norovirus có các triệu chứng như đau dạ dày nghiêm trọng, nôn mửa và sốt nhẹ. Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Đa khoa Singapore có những chia sẻ về mức độ lan rộng của norovirus cũng như các biến chứng tiềm ẩn của nó.

Norovirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cúm dạ dày, dẫn đến viêm bao tử hoặc ruột.

Norovirus là gì?

Nhóm siêu vi khuẩn gây ra chứng đau dạ dày nghiêm trọng được gọi là virus viêm dạ dày ruột, chúng xuất hiện và lan rộng khắp thế giới qua những chuyến du lịch quốc tế. Có xuất phát điểm từ Úc và được gán với cái tên “Sydney 2012”,  nhóm virus này có thể gây ra các cơn đau dạ dày nghiêm trọng và kéo dài, thường xuyên nôn mữa và tiêu chảy.

Cúm dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là nhóm siêu vi khuẩn norovirus. Những người bị nhiễm norovirus – còn được gọi là “bệnh nôn mửa mùa đông” – sẽ trải qua quá trình viêm nhiễm bao tử hay ruột, hoặc là cả hai, dẫn đến cơn đau dạ dày trầm trọng và có thể bị sốt.

“Mặc dù norovirus rất dễ lây lan nhưng thông thường sẽ không gây tử vong và các triệu chứng khi nhiễm virus này sẽ biến mất sau khoảng thời gian 1 – 3 ngày” – bác sĩ cố vấn Low Chian Yong thuộc khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Singapore thuộc SingHealth cho biết.

Đau dạ dày và các dấu hiệu khác cho biết nhiễm norovirus

Sự xuất hiện của bệnh cúm dạ dày gây ra bởi norovirus thường là bất ngờ. Theo dõi các triệu chứng sau, nếu nhận thấy tình hình không có chuyển biến tốt hoặc trở nên tệ hơn sau 3 ngày thì tốt nhất nên tìm đến sự hỗ trợ của các bác sĩ.

  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Co thắt dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Đau nhức cơ thể
  • Mệt mỏi
  • Sốt nhẹ

Hãy đi khám Bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng sau:

  • Giảm tiểu tiện
  • Khô miệng và cổ họng
  • Cảm thấy chóng mặt khi đứng lên
  • Đối với trẻ em, khi khóc có rất ít hoặc không có nước mắt, buồn ngủ hoặc khóc nháo một cách bất thường

Norovirus lây lan như thế nào?

Norovirus lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với thực phẩm, nước hoặc các đồ vật, bề mặt bị nhiễm bẩn. Những người xử lý thực phẩm bị ô nhiễm mà không rửa tay sạch trước khi chuẩn bị thức ăn có thể dễ dàng lây truyền virus. Các bề mặt như tay nắm cửa hoặc lan can cũng có khả năng bị nhiễm khuẩn.

Các biến chứng do nhiễm norovirus

Biến chứng nghiêm trọng nhất phát sinh từ cúm dạ dày do notrovirus là mất nước. Triệu chứng này có thể xảy ra ở cả người già và trẻ nhỏ. Ngay lập tức tìm đến sự giúp đỡ của y tế khi nhận thấy các triệu chứng mất nước như thưởng xuyên khát nước, chóng mặt, khô miệng, nước tiểu sẫm màu, nhịp tim và hô hấp nhanh.

Cần phải bù nước ngay lập tức thông qua các chất truyền tĩnh mạch để hạn chế mất nước nghiêm trọng dẫn đến suy thận, huyết áp thấp và thậm chí là tử vong.

Các biến chứng khác bao gồm sốt cao, nôn và đi ngoài ra máu.

Phòng ngừa norovirus tốt nhất bằng cách duy trì thói quen vệ sinh tốt và đúng cách.

5 lời khuyên giúp ngăn chặn nhiễm khuẩn norovirus

1. Duy trì vệ sinh cá nhân đúng cách

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị thức ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã. Lau khô tay hoàn toàn và không sử dụng đồ dùng chung với người nhiễm bệnh.

2. Tránh những không gian chật hẹp hoặc khép kín

Nếu bạn cảm thấy không khỏe hoặc hệ miễn dịch không tốt, hãy tránh những nơi đông đúc như trung tâm mua sắm, bệnh viện, nhà dưỡng lão và tàu du lịch để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn.

3. Lưu ý tới các bề mặt nhiễm bẩn

Norovirus có thể sống sót trong khoảng vài giờ trên các tay nắm cửa, lan can hoặc các bề mặt bị nhiễm khuẩn. Tránh chạm vào tay hoặc miệng sau khi đã tiếp xúc với những bề mặt này.

4. Quét dọn, vệ sinh sạch sẽ nơi ở

Nếu bạn đang chăm sóc người bệnh ở nhà, sử dụng dung dịch tẩy rửa để vệ sinh các bề mặt dễ nhiễm khuẩn, chẳng hạn như sàn nhà tắm, tránh không cho virus lây nhiễm sang các thành viên khác trong gia đình.

5. Uống nhiều nước

Ngăn chặn tình trạng các triệu chứng nhẹ chuyển biến nặng hơn bằng cách ngậm nước hoặc uống nước sau khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Tránh dùng sữa, nước trái cây hoặc nước uống có đường.

Không giống như các loại cảm cúm thông thường có thể ngăn chặn bằng tiêm chủng, hiện tại không có vaccin nào chống lại norovirus. Tuy nhiên, một số loại thuốc thích hợp đang được nghiên cứu phát triển và có thể sử dụng trong 4 – 5 năm tới.

Tính đến thời điểm hiện nay, “Vệ sinh cá nhân đúng cách vẫn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa norovirus. Đối với những người bị nhiễm bệnh, bổ sung khi phát hiện các triệu chứng mất nước và sớm chữa trị” – bác sĩ cố vấn Low Chian Yong thuộc khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Singapore thuộc SingHealth chia sẻ.

Nguon HealthXchange Singapore

Di chuyển lên đầu