• Thiết bị: 090 938 1187
  • Dịch vụ: 090 777 1187
  • info.ips@ipsvn.com.vn
  • www.ipsvn.com.vn

Mẹ bầu thông thái – yêu thương con đúng cách

Khám thai định kỳ giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, nhận biết và xử lý kịp thời các bất thường xảy ra trong giai đoạn mang thai. Ngoài ra thai phụ còn có cơ hội được tư vấn chế độ dinh dưỡng đúng cách để thai nhi được phát triển một cách toàn diện nhất trong bụng mẹ. Theo Bs Thanh Tâm – người đã được ca sĩ Hải Băng tin tưởng khi đỡ sanh cho các bé nhà cô, nguyên trưởng phòng sanh và phó khoa Sản bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn, có hơn 36 năm kinh nghiệm chuyên môn Sản Phụ khoa: “Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần nắm rõ lịch trình khám thai định kỳ hợp lý cho phụ nữ khi mang thai.” Theo khuyến cáo chung, lịch khám thai định kỳ đầy đủ cho phụ nữ khi mang thai nên gồm 7 lần: 3 tháng đầu khám thai 1 lần, 3 tháng giữa khám thai 1 lần, 3 tháng cuối khám thai định kỳ 5 lần. Tuy nhiên, không có số lần khám thai định kỳ chuẩn chung cho tất cả mẹ bầu. Với những trường hợp thai kỳ có nhiều yếu tố nguy cơ, số lần khám thai có thể nhiều hơn 7 lần.

Khám thai 3 tháng đầu

Kéo dài từ tuần 1 tới tuần 14, ở thời điểm này bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm xác nhận có thai hay không, thai vào tử cung hay chưa, có một hay đa thai, đặc biệt là tuổi thai (thai được mấy tuần) cũng như ngày dự sinh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của thai trong suốt thai kỳ, phòng ngừa các trường hợp thai ngoài tử cung, suy thai, sinh non, sinh thiếu tháng. Ngoài ra, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng và cần thiết mà mẹ bầu nên chú tâm tới, bác sĩ Thanh Tâm sẽ gợi ý những chế độ dinh dưỡng tốt và phù hợp nhất cho mẹ và bé.

Tại phòng khám SIHG, khám thai ở 3 tháng đầu sẽ bao gồm:

_ Tư vấn về dinh dưỡng

_ Siêu âm độ mờ da gáy

_ Xét nghiệm máu di truyền

_ Xét nghiệm máu tổng quát

Các bước khám thai này giúp bác sĩ có được những chẩn đoán ban đầu. Từ đó hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ cho mẹ và bé, đồng thời hẹn lịch khám lần kế tiếp.

 

Khám thai 3 tháng giữa

Trong thời kì này, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm các nguy cơ cho thai kỳ như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, v.v…, giúp việc điều trị kịp thời và hiệu quả.

Những dị tật thai nhi được phát hiện rõ nhất ở tuần 15 – 18, vì vậy đây là thời điểm khám thai định kỳ cần thiết để có những can thiệp phù hợp nhằm điều trị hoặc chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của thai phụ cũng như gia đình.

Đồng thời, việc đi khám thai giai đoạn này còn giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, từ đó bác sĩ có lời khuyên về dinh dưỡng thai kỳ; theo dõi huyết áp để dự phòng biến chứng tiền sản giật, sản giật.

Ở lần khám thai này, mẹ bầu sẽ được:

_ Siêu âm 3D, 4D

_ Tầm soát tiểu đường thai kì: kiểm tra dung nạp đường

_ Tiêm ngừa uốn ván sơ sinh

Khám thai 3 tháng cuối

Càng ở chặng đường cuối của thai kỳ, lịch khám thai có thể nhiều hơn để bác sĩ theo dõi sát sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ nhằm tiên lượng những biến chứng có thể xảy ra trong lúc sinh, từ đó có hướng can thiệp sớm và hiệu quả.

Ở các lần khám thai định kỳ cuối cùng này, mẹ bầu sẽ được biết ngôi thai có thuận hay không, khung xương chậu người mẹ có khả năng cho thai nhi lọt qua không, độ phát triển của bánh nhau, lượng nước ối… từ đó tiên lượng cuộc sinh dễ hay khó, có thể sinh thường hay phải mổ lấy thai, thời gian nhập viện.

Trong những tháng cuối thai kì, mẹ bầu sẽ được:

_ Siêu âm theo dõi sự phát triển của thai nhi

_ Kiểm tra sức khoẻ thai nhi (đo tim thai)

_ Tư vấn sanh thường, sanh mổ

_ Phương pháp da kề da

_ Nuôi con bằng sữa mẹ

Như vậy, dù ở giai đoạn nào, việc khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ đều rất quan trọng, giúp thai phụ chủ động trong việc dưỡng thai, từ đó có những điều chỉnh, can thiệp kịp thời nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ và bé.

Di chuyển lên đầu