• Thiết bị: 090 938 1187
  • Dịch vụ: 090 777 1187
  • info.ips@ipsvn.com.vn
  • www.ipsvn.com.vn

Kiểm soát stress ở bệnh nhân ung thư – P.2

âu hỏi 5 Bạn thân của tôi được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư vú và đã trải qua ca phẫu thuật vào năm ngoái. Ung thư ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của bạn tôi. Cô ấy cứ buồn rầu ủ rũ và rất dễ nổi nóng. Bác sĩ có thể cho tôi vài lời khuyên, làm thế nào để cổ vũ tinh thần cho bạn tôi ngay cả khi cô ấy chỉ muốn được một mình yên tĩnh?

Bác sĩ Gilbert Fan trả lời

Cảm ơn bạn đã chia sẻ với chúng tôi. Sự thay đổi tâm trạng và biến đổi cảm xúc ở những bệnh nhân vừa được chẩn đoán ung thư không phải là chuyện hiếm gặp, tuy vậy vẫn phải theo dõi chặt chẽ. Trong khi nhiều người có thể dễ dàng tự kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của mình mà không cần hỗ trợ gì nhiều, một số người khác lại bế tắc với tình trạng hiện tại của mình. Quan sát trong khoảng từ một đến hai tuần để xem liệu tâm trạng của cô ấy có tiến triển tốt hơn hay không.

Nếu như bạn thật sự thân với cô bạn này, hãy chia sẻ với cô ấy về tất cả những quan sát của bạn. Dẫn dắt câu chuyện cũng như thể hiện sự quan tâm một cách nhẹ nhàng và tế nhị khi mà cô ấy chưa sẵn sàng trải lòng mình. Trò chuyện về các cách giúp cô ấy đối phó với căn bệnh ung thư, chứ đừng nói sâu vào vấn đề nhạy cảm như việc chạy chữa hay các di chứng của bệnh. Cho bạn của bạn thấy rằng điều mà bạn thật sự quan tâm là cô ấy. Bạn cũng có thể hỏi xin cách liên lạc và đặt vấn đề về những việc mà bạn có thể làm để giúp cho cô ấy.

Nhiều bệnh nhân có lẽ bị bế tắc khi loay hoay xác định cuộc sống sau này với tình trạng ung thư của họ. Họ cần thời gian để tiếp nhận sự thật này và nhận biết rằng ung thư sẽ làm thay đổi cuộc đời họ như thế nào. Có thể họ sẽ không còn nuôi dưỡng những hy vọng và ước mơ nữa, thậm chí là đánh mất niềm tin vào chính bản thân mình.

Hãy khuyên cô ấy đến gặp nhân viên tư vấn xã hội để họ có thể hỗ trợ hướng dẫn cô vượt qua những trở ngại tâm lý trong suốt quá trình ung thư. Hoặc cô ấy cũng có thể nhờ bác sĩ điều trị của mình giới thiệu một chuyên gia trong lĩnh vực này.

Câu hỏi 6

Dì của tôi bị ung thư vú. Dì ấy lo lắng bản thân sẽ ngày càng xuống sắc khi mà tóc của dì rụng đi một cách nhanh chóng sau mỗi lần hóa trị. Dì tôi cũng rất ghét việc hóa trị liệu dẫu cho đó là phương pháp cho thấy nhiều cơ hội sống sót. Gia đình tôi có thể làm gì để giúp dì thoải mái hơn, có cách nào để dụ dỗ dì thực hiện các đợt hóa trị đều đặn không?

Bác sĩ Gilbert Fan trả lời

Cảm ơn bạn đã chia sẻ với chúng tôi. Trước khi tiến hành hóa trị, bệnh nhân sẽ được y tá cho biết về những phản ứng phụ có thể có cũng như những thay đổi sinh lý tạm thời, chẳng hạn như việc rụng tóc. Động viên dì của bạn trò chuyện với y tá tại đơn vị Hóa trị liệu Ung thư. Điều này rất quan trọng, hãy để dì trải lòng mình ra và chia sẻ mọi nỗi lo lắng hay sợ hãi mà dì đang phải trải qua. Mỗi một băn khoăn thắc mắc của dì bạn đều là những căn cứ chủ yếu để bác sĩ biết rõ phải sử dụng phương pháp hỗ trợ nào cho thích hợp. Hầu hết các vấn đề liên quan đến việc điều trị đều có thể được giải quyết ổn thỏa.

Tôi vẫn hay nói với các bệnh nhân của tôi rằng mỗi một cơ hội điều trị đều có những hạn chế nhất định về thời gian. Nếu như bỏ lỡ một lần thì không phải lúc nào bạn cũng sẽ được tiến hành một đợt điều trị tương tự như vậy, cả về hình thức lẫn mục đích. Một vài bệnh nhân cần được hướng dẫn cụ thể để có thể vượt qua nỗi sợ và hoàn thành đợt hóa trị liệu của họ. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ từ các nhân viên xã hội hoặc các chuyên gia tư vấn. Về phía gia đình, hãy lắng nghe và tôn trọng những suy nghĩ của người bệnh rồi từng bước thuyết phục sẽ hiệu quả hơn. Đừng bao giờ ép buộc họ phải tiếp nhận điều trị.

Rất nhiều bệnh viện có các hội nhóm hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư vú, những người đại diện ở đó có thể chia sẻ kinh nghiệm cũng như hướng dẫn cho dì bạn trong suốt quá trình mang bệnh. Hãy nhờ các bác sĩ giới thiệu đến một trong những tổ chức này. Nếu dì bạn đang điều trị tại Singapore, bạn có thể tìm thấy những hội nhóm tương tự tại Trung Tâm Ung thư vú và Hiệp hội Ung thư Singapore.

Câu hỏi 7

Cách đây không lâu, mẹ tôi vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 1, mặc dù bà chẳng hút thuốc và rất có ý thức giữ gìn sức khỏe. Từ lúc biết chuyện cho đến ngày phẫu thuật là khoảng 7 tuần, trong thời gian đó, mẹ tôi đã không thể nào yên giấc và lúc nào cũng trong tình trạng căng thẳng. Mãi cho đến khi bà ấy phải nhập viện do lo lắng quá độ thì tôi và cha tôi mới nhận ra rằng điều này đã ảnh hưởng đến mẹ nhiều như thế nào. Hai cha con tôi cảm thấy rất ân hận vì đã không lưu tâm đến điều đó sớm hơn. Chúng tôi cứ nghĩ rằng sử dụng thuốc (melatonin) và hương liệu sẽ giúp bà ngủ dễ hơn. Ngay sau khi mẹ tôi nhập viện do căng thẳng, các bác sĩ đã nói rằng bà ấy thật may mắn bởi vì căn bệnh này có thể điều trị được trong khi những người khác thì không có cơ hội cứu chữa như vậy. Nhưng mà mẹ tôi vẫn không cho là vậy, bà nghĩ họ chỉ muốn an ủi thôi. Vậy chúng tôi hay các bác sĩ nên nói gì để mẹ tôi hiểu rằng bà không đơn độc và có rất nhiều người ở đây sẵn sàng bên cạnh để xoa dịu nỗi lo lắng của bà? Cuộc phẫu thuật của mẹ tôi đã thành công và bà đang trong thời gian hồi phục nhưng vẫn đang dùng thuốc an thần, bởi vì mẹ tôi vẫn còn sợ hãi và không thích gặp một số thành viên trong gia đình mà có hơi hướng tiêu cực. Bất kỳ ai trong số chúng tôi, kể cả bản thân mẹ tôi, cũng không biết được lý do cụ thể, do vậy mà mọi người cứ phải thận trọng trong mọi lời nói để tránh không để cho bà bị kích động. Liệu chúng tôi có nên cho bà một không gian riêng?

Bác sĩ Gilbert Fan trả lời

Tôi mừng là bạn đã chia sẻ điều này. Tình trạng của mẹ bạn cần phải được đánh giá chi tiết hơn. Thuốc có thể hỗ trợ đôi chút nhưng mà những chia sẻ và lời khuyên cũng quan trọng không kém đối với những trường hợp tâm bệnh như mẹ của bạn. Nếu bà vẫn chưa sẵn sàng nhận tư vấn, hãy liên hệ nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý. Một vài bệnh nhân có thể có một nỗi bất an cụ thể trong khi những người khác lại có những triệu chứng mà chúng tôi gọi là ‘rối loạn lo âu tổng quát’. Cần phải tiến hành các bài kiểm tra chuyên sâu trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào.

Đứng dưới góc độ là một thành viên trong gia đình, hãy kiên nhẫn với bà ấy. Những cuộc trò chuyện không nhất thiết phải xoáy vào bệnh tật hay những vấn đề trong điều trị. Hãy để những đối thoại diễn ra một cách tự nhiên như mọi ngày. Đừng cố thuyết phục quá mức bởi vì những người đang lo lắng tự bản thân họ sẽ có giới hạn cho chính mình.

Bất kỳ sự thay đổi nào cũng cần có thời gian. Nếu như mẹ bạn có lặp đi lặp lại một vấn đề nào đó, hãy lắng nghe những trọng điểm mà bà muốn nói. Nếu như mẹ bạn im lặng thì hãy cho bà một ít không gian và thời gian để bà tự cân nhắc, nhưng nhớ là vẫn phải để bà tham gia vào những sinh hoạt hàng ngày của gia đình.

Câu hỏi 8

3 tháng trước, bà tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy.

Từ khi nhận ra mình bị ung thư, bà tôi đã không thể ngon giấc vào mỗi đêm, đồng thời cũng than phiền về liệu pháp hóa trị. Phương pháp này khiến bà chán nản và trở nên lo lắng hơn. Chúng tôi có thể giúp bà những gì để bà cảm thấy yên tâm với tình trạng bệnh của mình?

Bác sĩ Gilbert Fan trả lời

Cảm ơn bạn đã chia sẻ với chúng tôi. Một vài phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, vì vậy tốt nhất là nên đề cập vấn đề này với bác sĩ điều trị cho bà của bạn. Như những câu trả lời của tôi trước đó, liên quan đến rối loạn lo âu, một bài kiểm tra đánh giá chi tiết là cơ sở cần thiết để xác định mức độ nghiêm trọng và nguồn cơn của vấn đề. Nhiều người lớn tuổi không thể chịu được “đau đớn” và bà của bạn có thể liên tưởng tình trạng hiện tại của bà với hai từ này. Hãy đưa bà đến gặp một chuyên gia tâm lý theo lời giới thiệu để có những đánh giá chi tiết và chính xác hơn.

Di chuyển lên đầu