• Device: 090 938 1187
  • Service: 090 777 1187
  • info.ips@ipsvn.com.vn
  • www.ipsvn.com.vn

Ung thư tinh hoàn là gì?

Ung Thư Tinh Hoàn

Ung thư tinh hoàn là gì?
Các tinh hoàn chứa các tế bào nguyên thuỷ sẽ phát triển thành tế bào sinh tinh hoặc tinh trùng có vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản hữu tính. Ngoài ra còn có các tế bào hỗ trợ sản xuất enzym và các chất dịch khác giúp tinh trùng hoạt động bình thường. Những tế bào nguyên thuỷ này có thể trở thành ung thư. Những khối u này được gọi là ung thư tế bào mầm tinh hoàn.

Ung thư tinh hoàn phổ biến ra sao?
Ung thư tinh hoàn chỉ chiếm khoảng 1-2% trong các loại ung thư ở nam giới, nhưng là loại ung thư phổ biến nhất ở thanh niên trẻ.

Tuổi khởi bệnh 
Xảy ra chủ yếu ở nam giới độ tuổi từ 20 – 40.

Rủi ro và nguyên nhân

Nam giới có tiền sử tinh hoàn không xuống (tinh hoàn không di chuyển xuống để nằm trong bìu trong quá trình phát triển) có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cao hơn nhiều. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tiền sử bị ung thư ở tinh hoàn kia và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tinh hoàn.

Triệu chứng

Triệu chứng và dấu hiệu của ung thư tinh hoàn
Thông thường, bệnh nhân đến khám bác sĩ bị một khối u không đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Đôi khi, có thể kèm cảm giác nặng hoặc đau nhứt ở tinh hoàn. Trong giai đoạn cuối, có thể có các triệu chứng khác, ví dụ, nếu ung thư đã lan đến phổi, có thể dẫn đến khó thở.

Chẩn đoán

Xét nghiệm chẩn đoán
Siêu âm tinh hoàn giúp xác định vị trí và phân định kích thước của khối u tinh hoàn.

Xét nghiệm máu được thực hiện để kiểm tra các chỉ số ung thư bao gồm alpha-fetoprotein (AFP) và beta-human chorionic gonadotrophin (HCG), và lactate dehydrogenase (LDH). Chụp CT ngực, bụng, xương chậu và đôi khi, cả não, cũng được thực hiện để xác định mức độ của bệnh.

Bệnh ung thư tinh hoàn có thể thuộc dạng ung thư tế bào mầm tuyến tinh hoặc không tuyến tinh, tùy thuộc vào loại tế bào được tìm thấy trong khối u khi kiểm tra dưới kính hiển vi. Thủ thuật orchidectomy (cắt bỏ tinh hoàn) hoặc sinh thiết sẽ được thực hiện để có được chẩn đoán chính xác.

Điều trị ung thư tinh hoàn

Thủ thuật cắt bỏ tinh hoàn được thực hiện để loại bỏ tinh hoàn bị ảnh hưởng nếu ung thư dạng cục bộ. Nếu ung thư giai đoạn cuối, phương pháp này có thể được thực hiện sau khi hóa trị để thu nhỏ khối u trước. Sau khi phẫu thuật cho ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu, hóa trị hoặc xạ trị có thể được áp dụng để làm giảm nguy cơ tái phát. Hóa trị được sử dụng nếu ung thư đã di căn đến các cơ quan khác như phổi hoặc gan. Các tác dụng phụ của hóa trị tiêm vào tĩnh mạch bao gồm buồn nôn tạm thời và nôn mửa, loét miệng, rụng tóc, mất cảm giác ngon miệng và mệt mỏi.

Tiên lượng bệnh ung thư tinh hoàn
Khám lâm sàng, chụp hình và báo cáo bệnh lý giúp đội ngũ y tế xác định giai đoạn của khối u tế bào mầm. Các phương pháp điều trị thích hợp sẽ được đề nghị. Chiến lược điều trị khác nhau tùy từng người. Tiên lượng bệnh ung thư tinh hoàn thường rất tốt. Nó phụ thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của cá nhân cũng như phản ứng với quá trình điều trị. Nếu được điều trị thích hợp, tỉ lệ chữa khỏi bệnh có thể lên đến 80% ngay cả đối với những bệnh nhân ung thư tế bào mầm tinh hoàn giai đoạn cuối. Bệnh nhân ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu có thể đạt tỷ lệ chữa khỏi hơn 95% nếu điều trị thích hợp. Giám sát chặt chẽ các chỉ dấu ung thư trong máu cùng với kiểm giá phóng xạ rất cần thiết trong việc phát hiện sớm sự tái phát của ung thư.

Các câu hỏi thường gặp
1. Tôi đã có một khối u ở tinh hoàn từ lâu. Nó không bị đau.
Ung thư tinh hoàn thường không đau đớn. Nếu phát hiện khối u, nên đi khám sớm. Mặc dù nó có thể không phải là ung thư, vẫn tốt hơn nếu được kiểm tra.

2. Tôi chỉ có một tinh hoàn.
Thông thường, hai tinh hoàn được hình thành trong phôi thai, di chuyển xuống dưới để nằm trong bìu trước khi sinh ra. Đôi khi một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống. Nguy cơ phát triển ung thư trong tinh hoàn không xuống cao hơn, do đó bạn nên đi khám sớm. Phẫu thuật có thể được thực hiện để đưa tinh hoàn vào bìu.

3. Liệu các phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn có ảnh hưởng đến khả năng có con của tôi trong tương lai không và làm thế nào để hạn chế?

Có, khả năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng do hóa trị và bạn thường sẽ được giới thiệu đến phòng khám sinh sản để bảo quản lạnh tinh trùng trong trường hợp cần sử dụng trong giai đoạn sau điều trị.

Scroll to Top