• Device: 090 938 1187
  • Service: 090 777 1187
  • info.ips@ipsvn.com.vn
  • www.ipsvn.com.vn

Ung thư mũi họng

Ung Thư Mũi Họng

Ung thư mũi họng là gì?
Khu vực phía sau mũi và ngay phía trên mặt sau của cổ họng được gọi là vòm họng. Các tế bào niêm mạc vòm họng có thể trở thành ung thư và làm phát sinh bệnh ung thư mũi họng hoặc NPC.

Ung thư mũi họng phổ biến ra sao?
Ung thư mũi họng đã tụt từ vị trí thứ năm xuống vị trí thứ sáu trong số các bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới và không còn nằm trong mười loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ tại Singapore. Nó ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn phụ nữ và thường xảy ra trong độ tuổi từ 35 đến 55. Đây là loại ung thư thường gặp ở người Trung Quốc (đặc biệt là người Quảng Đông). Nó ít phổ biến hơn ở Mỹ hoặc châu Âu.

Triệu chứng

Triệu chứng và dấu hiệu của ung thư mũi họng
Một khối u không gây đau ở cổ được tìm thấy trong gần như 75% các ca ung thư mũi họng mới phát hiện. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng sau đây xuất hiện và kéo dài: một khối u không đau ở cổ, mũi tiết nhiều dịch hoặc bị nghẹt hoặc chảy máu, giảm thính lực hoặc ù tai, đau hoặc tê mặt bất thường, song thị hoặc đau đầu. Vì ung thư có thể lây lan đến các cơ quan hoặc mô khác trong cơ thể, trong giai đoạn cuối của bệnh có thể có các triệu chứng từ xương, phổi hoặc gan.

Chẩn đoán

Xét nghiệm chẩn đoán

Nếu nghi ngờ bị ung thư mũi họng, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ có bị sưng hoặc có khối u không. Bác sĩ có thể kiểm tra vòm họng bằng một loại gương được cố định ở một góc đặc biệt đặt ở mặt sau của cổ họng hoặc được đưa thông qua một ống linh hoạt được gọi là ống nội soi mũi (thường có đường kính 5 – 6 mm) vào một trong hai lỗ mũi đến phía sau mũi để tìm các khối u hoặc vết loét. Một mẫu nhỏ của các mô có thể được lấy trong quá trình nội soi để làm xét nghiệm ung thư. Phương pháp này gọi là sinh thiết.

Nếu có một khối u ở cổ, những mảnh nhỏ của khối u có thể được lấy bằng cách sử dụng kim và ống tiêm dưới sự gây tê tại chỗ. Mẫu mô sau đó được quan sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư.

Sau khi ung thư đã được xác nhận, kiểm tra sẽ tiếp tục được thực hiện để xem ung thư đã lan rộng từ vòm họng đến các bộ phận khác của cơ thể chưa. Các xét nghiệm thường bao gồm kiểm tra toàn diện về thể chất, xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực và chụp khu vực đầu và cổ. Kiểm tra xương và gan cũng có thể được tiến hành nếu nghi ngờ ung thư đã lan rộng đến các khu vực này.

Lựa chọn điều trị

Điều trị ung thư mũi họng
Ung thư mũi họng giai đoạn đầu có thể được điều trị bằng xạ trị. Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi một bác sĩ chuyên khoa ung thư phóng xạ, bác sĩ chuyên ngành xạ trị, sẽ hoạch định chương trình xạ trị cho bệnh nhân. Bức xạ được chiếu vào khu vực bao gồm vùng xung quanh vòm mũi họng và cổ xuống đến xương đòn. Những tác dụng phụ tạm thời bao gồm tấy đỏ và lột da ở cổ và vùng má, khô miệng, loét miệng và mất cảm giác ngon miệng.

Hóa trị đôi khi cũng được tiến hành trong quá trình điều trị. Hóa trị sử dụng thuốc diệt ung thư khi nó đã lan rộng đến các bộ phận khác của cơ thể như phổi, gan và xương. Các loại thuốc được tiêm vào tĩnh mạch tay.

Hóa trị cũng có thể được sử dụng kết hợp với xạ trị để cải thiện hiệu quả của xạ trị. Do vị trí của ung thư, phẫu thuật thường không được thực hiện. Trong một số bệnh nhân, phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ khối u ở cổ nếu vẫn còn xuất hiện dai dẳng hoặc tái phát sau khi đã xạ trị.

Phẫu thuật cũng có thể được xem xét khi ung thư ở vòm họng tái phát dù được xạ trị và không có sự lây lan đến những nơi khác trong cơ thể.

Tiên lượng bệnh ung thư mũi họng
Kiểm tra lâm sàng, chụp X-quang và báo cáo bệnh học giúp đội ngũ y tế xác định được tiến độ của từng trường hợp ung thư mũi họng. Sau đó, quá trình điều trị thích hợp sẽ được đưa vào thực hiện. Các chiến lược điều trị sẽ khác nhau từ người này sang người khác. Nếu được điều trị kịp thời và thích hợp, bệnh nhân ung thư mũi họng có triển vọng tốt. Phần lớn ung thư giai đoạn đầu giới hạn ở vùng mũi họng có thể được chữa khỏi bằng bức xạ.

Phòng chống

  • Ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh và các nguồn vitamin C khác có thể làm giảm nguy cơ ung thư của bạn.
  • Tránh ăn quá nhiều cá muối và các thực phẩm bảo quản khác.

Tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá. Kiểm tra có thể giúp phát hiện ung thư phổi.

Các câu hỏi thường gặp

1. Tôi có nhiều người thân bị ung thư mũi họng. Không ai trong số họ hút thuốc. Tại sao họ lại bị ung thư?
Ung thư mũi họng không liên quan đến hút thuốc lá. Nó có thể là ung thư liên quan đến virus và do đó phát hiện trong các thành viên của một cộng đồng nhỏ hay gia đình nhưng bệnh này không truyền nhiễm. Mặc dù chưa chứng minh được tính di truyền, ung thư vòm họng thường ảnh hưởng đến nhiều thành viên trong cùng một gia đình.

2. Tôi có một khối u không đau ở cổ. Tình trạng không khá hơn sau khi uống thuốc kháng sinh. Tôi nên làm gì tiếp theo?
Khối u không đau ở cổ có thể là do nhiễm trùng vùng miệng và cổ họng hoặc nó có thể là một khối u lành tính. Tốt nhất bạn nên đi khám y tế phòng trường hợp nó là ung thư. Nếu không có lý do rõ ràng làm xuất hiện khối u ở cổ chẳng hạn như nhiễm trùng cổ họng hoặc bệnh lao, phẫu thuật cắt bỏ khối u và gửi mẫu đi thử nghiệm là cần thiết.

Scroll to Top