Bên cạnh vấn đề thẩm mỹ, mỡ bụng là yếu tố bất lợi cho sức khỏe, là dấu hiệu biểu hiệu nguy cơ các bệnh lý tim mạch, chuyển hóa…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng mỡ bụng. Bao gồm chế độ ăn uống kém, thiếu tập thể dục và căng thẳng. Cải thiện dinh dưỡng, tăng hoạt động, giảm căng thẳng và thực hiện thay đổi lối sống đều có thể giúp mọi người giảm mỡ bụng
1. Mỡ bụng là gì?
Mỡ bụng tích tụ nhiều sẽ gây béo bụng, có hai loại mỡ bụng:
- Mỡ nội tạng: mỡ nằm trong khoang bụng
- Mỡ dưới da : lớp mỡ nằm dưới da
Mỡ nội tạng là yếu tố liên quan quan trọng với các bệnh tim mạch, đái tháo đường…và bệnh ung thư
2. Tại sao mỡ bụng lại nguy hiểm?
Béo bụng được định nghĩa khi vòng bụng >80cm (nữ) và >100cm (nam), tăng nguy cơ mắc ác bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, đái tháo đường, tăng acid uric máu, gan nhiễm mỡ, ung thư vú, bệnh Alzheimer và các loại kém trí nhớ khác….
3. Nguyên nhân gây mỡ bụng
Nguyên nhân phổ biến của mỡ bụng dư thừa bao gồm:
– Chế độ ăn uống không lành mạnh:
- Nhiều thực phẩm có đường gây tăng cân, làm chậm quá trình trao đổi chất, giảm khả năng đốt cháy chất béo
- Chế độ ăn ít protein, nhiều tinh bột cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng. Protein giúp cảm thấy no lâu hơn
- Nhiều chất béo trans, có thể gây viêm và có thể dẫn đến béo phì. Chất béo trans có trong nhiều loại thực phẩm bao gồm: thức ăn nhanh, bánh ngọt, đồ nướng, thực phẩm chế biến sẳn…Chất béo trans, giống như chất béo bão hòa (saturated fat), làm tăng cao mức lipoprotein và triglycerid, tăng hàm lượng cholesterol xấu (LDL-C) và làm giảm lượng cholesterol tốt (HLD) trong máu, gây nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ
- Uống quá nhiều bia, rượu, nước uống có gas: uống bia rượu quá mức có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ (viêm gan nhiễm mỡ do rượu)
– Ít vận động thể lực
Nếu một người tiêu thụ nhiều calo hơn mức đốt cháy, họ sẽ tăng cân. Một lối sống không hoạt động khiến một người khó có thể loại bỏ mỡ thừa, đặc biệt là mỡ vùng bụng.
Ít vận động thể lực nguyên nhân quan trọng gây mỡ bụng. Theo khuyến cáo nhằm tránh tích tụ mỡ vùng bụng và phòng ngừa các bệnh tim mạch, chuyển hóa nên tập thể dục tối thiểu 30 phút/buổi và 5 buổi/tuần
– Căng thẳng
Một hormone steroid được gọi là cortisol giúp cơ thể kiểm soát và đối phó với căng thẳng. Khi thường xuyên căng thẳng, áp lực công việc cao… cơ thể sẽ giải phóng cortisol và điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Hơn nữa, nhiều người thường tìm đến thức ăn để giảm căng thẳng và cortisol cao khiến lượng calo dư thừa gây tích tụ mỡ bụng. Do đó, việc giữ cho đầu óc, cơ thể trong trạng thái thoải mái là cách cực kì hiệu quả và đơn giản để giúp giảm cortisol và mỡ bụng.
– Di truyền học
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu béo phì và/hoặc béo bụng có liên quan yếu tố di truyền. Các nhà khoa học nghĩ rằng gen có thể ảnh hưởng đến hành vi, sự trao đổi chất và nguy cơ bệnh tim mạch, chuyển hóa
– Thiếu ngủ
Chất lượng ngủ kém và thời gian ngủ ngắn góp phần phát triển của mỡ bụng. Không ngủ đủ giấc, có khả năng dẫn đến các hành vi ăn uống không lành mạnh. Chẳng hạn như ăn uống theo cảm xúc.
Khi thiếu ngủ, cơ thể bạn sẽ tiết ra hormone cortisol gây ức chế thần kinh nhằm giúp cơ thể vượt qua tình trạng thiếu hụt lượng đường trong máu. Cortisol khiến đường huyết tăng, phá vỡ các liên kết protein, huy động chất béo từ khắp nơi trong cơ thể về phần bụng.
4. Kết luận:
Khi đã áp dụng tất cả những biện pháp cần thiết để hạn chế tích tụ mỡ vùng bụng mà không hiệu quả, việc tìm kiếm nguyên nhân liên quan di truyền, hoặc bệnh lý tiềm ẩn khác ảnh hưởng tới nội tiết như bệnh u nang buồng trứng, suy giáp, vì vậy nên gặp bác sĩ để có tư vấn chuyên môn.
PGS. TS. BS. Huỳnh Kim Phượng
Giám đốc Y Khoa phòng khám đa khoa SIHG