• Device: 090 938 1187
  • Service: 090 777 1187
  • info.ips@ipsvn.com.vn
  • www.ipsvn.com.vn

Bệnh động kinh

Bệnh Động Kinh

Động kinh (co giật)

Động kinh là do sự phóng điện bất thường của một nhóm tế bào não. Động kinh có thể dẫn đến nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào vị trí của vùng bị co giật và sự lan truyền của các hoạt động điện trong não.

Thế nào là động kinh?

Một người bị bệnh động kinh khi họ bị co giật nhiều hơn một lần.

Thế nào là chứng động kinh liên tục?

Chứng động kinh liên tục là khi một người bị

● Co giật liên tục từ hơn 5 đến 10 phút.
● Co giật từng cơn, mỗi cơn kéo dài dưới 5 phút, nhưng người bị co giật không tỉnh lại giữa các cơn co giật.

Chứng động kinh liên tục là một tình trạng khẩn cấp. Khi một người bị động kinh liên tục, người đó cần phải được đưa vào bệnh viện ngay lập tức.

Nguyên nhân

Người có các điều kiện sau đây có thể bị động kinh

● Chấn thương não
● Nhiễm trùng não
● U não
● Đột quỵ
● Do di truyền

Trong gần một nửa các trường hợp động kinh, người ta không thể tìm ra nguyên nhân.

Triệu chứng

Có 2 loại động kinh chính

Co giật cục bộ

  • Ảnh hưởng đến một bộ phận của cơ thể
  • Rối loạn về cảm giác, vận động và thị giác
  • Người bệnh có thể tỉnh táo trong lúc bị co giật
  • Hoặc cũng có thể dẫn đến bất tỉnh

Co giật toàn thân

  • Bắt đầu bằng co giật cục bộ và lan truyền ra khắp não.
  • Bất tỉnh từ 30 giây đến 5 phút
  • Co giật cơ tổng thể
  • Co giãn cơ mạnh theo nhịp từ 1-2 phút
  • Có thể dẫn đến cắn lưỡi, không tự chủ, khó thở

Yếu tố làm lên cơn động kinh

Các điều kiện sau có thể làm lên cơn động kinh

  • Quên uống thuốc
  • Căng thẳng
  • Thiếu ngủ

Nhiễm trùng đồng thời như cảm cúm hoặc sốt

Chẩn đoán

Bệnh động kinh được chẩn đoán dựa trên thông tin của các sự kiện đã xảy ra trong cơn co giật, thu được từ bệnh nhân và / hoặc người quan sát các sự kiện. Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu một số kiểm tra

1. Đo điện não đồ

Xét nghiệm này ghi lại các hoạt động điện của não bộ và thường kéo dài khoảng 45 phút đến 1 giờ. Trong thời gian thử nghiệm, nhiều điện cực được gắn vào đầu bệnh nhân. Bệnh nhân cũng sẽ được yêu cầu thực hiện một vài động tác để xem liệu các hoạt động này có dẫn đến động kinh hay không

2. Chụp hình não

Chụp cắt lớp điện toán (CT scan)
Phương pháp này áp dụng kĩ thuât chụp X-Quang điện toán nhằm đưa ra các hình ảnh của não, và có thể cho thấy nguyên nhân về cấu trúc gây ra chứng động kinh.

Chụp cộng hưởng từ  (MRI)
Phương pháp này quét não bằng cách sử dụng một từ trường mạnh, thay vì X-quang. Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện tốt hơn các cấu trúc bất thường nhỏ trong não có thể là nguyên nhân của bệnh động kinh. Những người đã qua giải phẫu có cấy ghép kim loại không thích hợp với xét nghiệm này vì ảnh hưởng của từ trường mạnh.

Lựa chọn điều trị

1. Điều trị bằng thuốc

Thuốc chống động kinh
Thuốc thường là phương pháp điều trị đầu tiên. Hiện có rất nhiều loại thuốc chống động kinh. Bệnh nhân có thể sử dụng nhiều hơn một loại thuốc chống động kinh, tùy thuộc vào loại động kinh mắc phải.

2. Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật não
Các bệnh nhân bị động kinh cục bộ mà không phản ứng với thuốc chống động kinh có thể thích hợp để tiến hành phẫu thuật tùy thuộc vào vị trí khởi nguồn của cơn động kinh. Với những bệnh nhân không có ranh giới rõ ràng của vùng tổn thương để có thể loại bỏ, phương pháp kích thích dây thần kinh số X có thể được áp dụng.

Tác dụng phụ của thuốc

Các tác dụng phụ phổ biến bao gồm:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi

Những tác dụng phụ ít phổ biến hơn bao gồm

  • Run tay
  • Rụng tóc
  • Mắt bị mờ
  • Tăng cân

Làm gì khi có người bị động kinh:

NÊN

  • Giữ bình tĩnh
  • Bảo vệ người động kinh khỏi bị thương
  • Xoay người bị động kinh nghiêng sang một bên
  • Quan sát loại và thời gian của cơn động kinh

KHÔNG NÊN

  • Kiềm người bệnh trừ khi có nguy hiểm
  • Cho bất kì vật gì vào miệng họ
  • Tụ tập xung quanh người bi động kinh

Phòng chống

Phòng chống động kinh tái diễn bằng cách:

  • Nhớ uống thuốc chống động kinh
  • Ngủ đầy đủ
  • Thư giãn
  • Tránh uống rượu bia
  • Nên tránh
  • Bơi một mình/ bơi trên biển
  • Leo lên các nơi cao
  • Chơi trò chơi điện tử trong thời gian dài
  • Tắm bồn
  • Nấu ăn một mình/ với lửa
  • Ghi chú lại các cơn co giật có lợi
  • Ghi lại số lần bị co giật
  • Đánh giá hiệu quả của thuốc chống động kinh
  • Giúp bác sĩ điều chỉnh thuốc
Scroll to Top