• Thiết bị: 090 938 1187
  • Dịch vụ: 090 777 1187
  • info.ips@ipsvn.com.vn
  • www.ipsvn.com.vn

Bệnh sa khung xương chậu

BỆNH SA KHUNG XƯƠNG CHẬU Ở NỮ GIỚI 

Khoa Sản phụ khoa thuộc Bệnh viện Đa khoa Singapore (Singapore General Hospital) sẽ chia sẻ thêm nhiều thông tin hữu ích.

SA KHUNG XƯƠNG CHẬU  Thực hiện các động tác kéo giãn xương chậu, chẳng hạn như bài tập Kegel, giúp cho các cơ vùng chậu trở nên vững chắc.

Bệnh sa khung xương chậu xảy ra khi một cơ quan vùng chậu – như bàng quang, dạ con (tử cung) hay ruột – bị sa xuống thấp hơn vị trí bình thường và gây áp lực lên thành âm đạo.

Nhiều cơ quan vùng chậu có thể hạ thấp cùng một thời điểm. Sa khung xương chậu có thể liên quan đến các cơ quan sau, bao gồm:

  •          Niệu đạo/Bàng quang
  •          Tử cung/Cổ tử cung
  •          Trực tràng/Tiểu tràng

Mức độ phổ biến của bệnh sa khung xương chậu?

Có tới 40% phụ nữ gặp tình trạng này ở mức độ nhẹ với rất ít hoặc thậm chí không có triệu chứng. Nhìn chung, khoảng 9 phụ nữ thì sẽ có một người phải cần đến phẫu thuật trong suốt quãng đời của họ.

Nguyên nhân gây sa khung xương chậu?

Sinh con ngã âm đạo

“Phần lớn các trường hợp sa khung xương chậu thường có liên quan đến việc sinh con qua ngã âm đạo trước đó” – theo chia sẻ từ các bác sĩ thuộc Khoa Sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Singapore (Singapore General Hospital), trực thuộc tập đoàn SingHealth. Các cơ quan quanh vùng xương chậu được cố định bởi các cơ và dây chằng ở bụng dưới. Trong quá trình sinh con, các bộ phận này có thể bị suy yếu hoặc mất độ đàn hồi. Nếu chúng không phục hồi thì phần chống đỡ cho các cơ quan quanh xương chậu sẽ bị ảnh hưởng.

Căng giãn hoặc gây áp lực ổ bụng quá mức

Tình trạng sa khung xương chậu có thể ngày càng tệ hơn khi ổ bụng phải chịu quá nhiều sức ép từ các nguyên nhân khác nhau, ví dụ như:

_ Thừa cân béo phì

_ Ho kéo dài

_ Táo bón thường xuyên

_ Khối u vùng chậu

Những thay đổi nội tiết sau thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ lớn tuổi thường có nhiều nguy cơ bị sa khung xương chậu hơn. Điều này là do sau khi mãn kinh, nồng độ estrogen trong cơ thể nữ giới suy giảm, làm cho hệ thống liên kết nâng đỡ các cơ quan cũng bị suy yếu.

Các yếu tố di truyền

Một vài phụ nữ có thể bị sa vùng xương chậu do di truyền, trong khi đó, nhiều người khác lại mắc phải những tình trạng bệnh lý mà gây ảnh hưởng đến độ co giãn của các mô liên kết, từ đó dẫn đến việc các cơ quan quanh vùng xương chậu rơi vào vị trí thấp hơn bình thường.

Triệu chứng của sa khung xương chậu?

Với những trường hợp nhẹ, có thể sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh sa khung xương chậu có thể bao gồm các triệu chứng sau:

  1.        Cảm giác căng tức và nặng ở vùng âm đạo
  2.        Cảm giác đau tức quanh khu vực hạ bộ và lưng dưới
  3.        Xuất hiện cục u bên ngoài lỗ âm đạo
  4.        Tiểu không tự chủ, cần đi tiểu nhiều lần hoặc bàng quang không trống rỗng hoàn toàn
  5.        Có vấn đề về các hoạt động ruột, chẳng hạn như táo bón hoặc ruột không trống rỗng hoàn toàn
  6.        Cảm thấy khó chịu ở vùng âm đạo trong khi quan hệ tình dục

Cách chẩn đoán bệnh sa khung xương chậu?

Bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi về các triệu chứng của bạn và đánh giá nguy cơ mắc bệnh sa khung xương chậu. Đồng thời phải phải tiến hành một bài kiểm tra tổng quát và một bài kiểm tra xương chậu để nhận diện xem cơ quan nào đang bị sa thấp so với vị trí bình thường.

Theo dõi và điều trị bệnh sa khung xương chậu

Bác sĩ cấp cao của khoa Sản phụ khoa đồng thời cũng là một trong những lãnh đạo Khoa Rối loạn chức năng sản chậu tại Bệnh viện Đa khoa Singapore (thuộc tập đoàn SingHealth), Bác sĩ Chua Hong Liang đã có nhiều chia sẻ chi tiết về vấn đề này.

Kiểm soát và điều trị bệnh sa khung xương chậu

Việc điều trị sẽ được tiến hành dựa trên cơ sở xác định xem cơ quan nào bị hạ thấp khỏi vị trí ban đầu, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và những tình trạng bệnh lý khác ở người bệnh.

Thay đổi phong cách sống

Nếu như các triệu chứng chỉ dừng ở mức độ nhẹ, việc thay đổi cách sống có thể làm chậm tiến trình phát triển của bệnh một cách hiệu quả. Những thay đổi này bao gồm:

_ Thực hiện đều đặn các bài tập tăng cường cho vùng xương chậu (bài tập Kegel). Phương pháp này giúp củng cố các cơ quanh vùng xương chậu.

_ Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cân đối. Việc tăng cân quá mức sẽ làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu

_ Tránh nâng các vật nặng.

_ Cai thuốc lá. Những cơn ho mạn tính kết hợp với việc hút thuốc có thể làm cho tình trạng bệnh ngày càng tệ hơn.

_ Chữa táo bón. Tăng lượng chất xơ tiêu thụ hàng ngày để phòng ngừa táo bón. Trạng thái căng thẳng mạn tính từ chứng táo bón làm suy yếu và phá vỡ hệ thống liên kết trong khung xương chậu.

_ Cắt giảm caffeine nếu như bạn có vấn đề về tiết niệu. Caffeine hoạt động như một thuốc lợi tiểu và khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.

Phương pháp điều trị không phẫu thuật

Một thiết bị hỗ trợ khung chậu, gọi là vòng nâng pessary có thể sử dụng để hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan bị sa thấp. Đó là một thiết bị có thể di chuyển, được đặt trong âm đạo và giữ cho các cơ quan quanh vùng xương chậu không bị rơi khỏi vị trí bình thường. Thiết bị này cần được thay đổi thường xuyên để tránh bị nhiễm trùng. Vòng nâng pessary thích hợp với những phụ nữ chưa lập gia đình, hoặc thể trạng của họ không cho phép tiến hành phẫu thuật.

Phương pháp điều trị sử dụng phẫu thuật

Bạn có thể sẽ phải xem xét điều trị theo phương pháp này nếu:

_ Phần cơ quan sa xuống thấp làm cho bạn khó chịu.

_ Bạn gặp vấn đề trong việc kiểm soát vùng bàng quang và ruột.

_ Sa tạng vùng chậu gây đau khi quan hệ tình dục.

_ Các lựa chọn điều trị không phẫu thuật hoàn toàn thất bại trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh

Các phẫu thuật điều trị sa khung xương chậu bao gồm:

_ Phẫu thuật để hồi phục các mô âm đạo mà có tác dụng nâng đỡ cơ quan bị hạ thấp, chẳng hạn như bàng quang/ trực tràng

  •          Phẫu thuật phần trên âm đạo
  •          Phẫu thuật cắt bỏ tử cung, đặt biệt trong trường hợp tử cung bị nhiễm bệnh hoặc người bệnh đã lập gia đình
  •          Phẫu thuật điều trị chứng tiểu không tự chủ
  •          Phẫu thuật thu nhỏ âm đạo

Bệnh sa khung xương chậu khá là phổ biến và thường không chỉ liên quan đến một mà rất nhiều cơ quan khác nhau. Ở mức độ nhẹ, các phương pháp phòng ngừa có thể làm chậm quá trình phát triển bệnh. Phẫu thuật có thể được chỉ định cho những bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng mà những cách điều trị trước đó không mang lại hiệu quả.

Về Khoa Rối loạn chức năng sản chậu tại SGH

Đây là một tổ chức hợp nhất từ nhiều chuyên khoa khác nhau, như khoa Phẫu thuật đại trực tràng, khoa Tiết niệu và Sản phụ khoa. Được thành lập vào năm 2008, mục đích là mang đến sự chăm sóc toàn diện và tối ưu cho những bệnh nhân mắc chứng rối loạn sản chậu.

Nguồn: HealthXchange Singapore

Di chuyển lên đầu