• Thiết bị: 090 938 1187
  • Dịch vụ: 090 777 1187
  • info.ips@ipsvn.com.vn
  • www.ipsvn.com.vn

Bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson và Những Rối Loạn Vận Động

Bệnh Parkinson là rối loạn thoái hóa thần kinh thường gặp thứ hai sau bệnh Alzheimer. Một nghiên cứu gần đây ở Singapore cho thấy, tỉ lệ bệnh Parkinson cao gần bằng ở phương Tây. 3 trong mỗi một nghìn người, từ 50 tuổi trở lên, sẽ mắc bệnh này.

Vì tuổi thọ của người dân Singapore tiếp tục tăng, số người mắc bệnh Parkinson và những rối loạn vận động, chẳng hạn như run vô căn, loạn trương lực cơ, chorea (chứng múa giật) và myoclonus (giật rung cơ); sẽ tăng lên. Cũng như nhiều bệnh khác, các bệnh này hiện nay không thể chữa khỏi.Tuy nhiên, hiện có những phương pháp điều trị hiệu quả để kiểm soát triệu chứng và cải thiện chức năng hàng ngày. Phẫu thuật ít xâm lấn cũng có thể áp dụng để điều trị bệnh nhân bị bệnh nặng.

Chương trình bệnh Parkinson và những rối loạn vận động nhấn mạnh đến việc cung cấp những dịch vụ toàn diện lâm sàng tốt nhất cùng với các sáng kiến nghiên cứu. Một nhóm chuyên gia đa ngành gồm chuyên gia thần kinh, bác sĩ phẫu thuật thần kinh và chuyên viên trị liệu cùng nhau cung cấp sự chăm sóc được chấp nhận rộng rãi và hiệu quả nhất hiện nay.

Các rối loạn vận động là gì?

Rối loạn vận động chỉ một nhóm các điều kiện thần kinh dẫn đến rối loạn các vận động bình thường của cơ thể. Có thể là các điều kiện làm chậm vận động cơ thể như bệnh Parkinson hoặc các điều kiện vận động bất thường hoặc gia tăng của cơ thể. Các rối loạn thường gặp tại các phòng khám rối loạn vận động của chúng tôi bao gồm:

  • Ataxia (Chứng mất điều hòa) Suy giảm khả năng phối hợp các thao tác tự nguyện có thể dẫn đến vấn đề khi đi lại và giữ thăng bằng.
  • Chorea (chứng múa giật) Cử động co giật, không đều, tương đối nhanh, không tự nguyện, có thể ảnh hưởng đến mặt hoặc tay chân.
  • Dystonia (loạn trương lực cơ) Cử động chậm, biến dạng, không tự nguyện có liên kết với các cơn co thắt cơ mạnh. Điều này có thể ảnh hưởng đến mắt (blepharospasms), cơ mặt, hàm, cổ, chân và/hoặc tay. Có lúc những cơn co thắt này xảy ra khi thực hiện một thao tác cụ thể như viết (chứng co cơ của người viết).
  • Co thắt nửa mặt Co giật hoặc biến dạng không tự nguyện, có ảnh hưởng đến một nửa của khuôn mặt, bao gồm cả các cơ mắt, dẫn đến việc nhắm mắt không kiểm soát được.
  • Myoclonus (giật rung cơ) Ngắn, không tự nguyện, biến dạng như co giật hoặc co thắt của cơ bắp.
  • Myokymia (rung cơ)  Rung nhẹ kéo dài của cơ bắp.
  • Chấn động Cử động theo nhịp điệu, không tự nguyện, giật tới-lui, thường ảnh hưởng đến cánh tay, bàn tay hoặc đầu.
  • Tật máy (Tic) Cử động cơ lặp đi lặp lại, không có chủ đích (tật máy cơ vận động) hoặc sự phát ra tiếng (tật máy âm) phát sinh từ một sự thôi thúc không thể cưỡng lại thường sẽ thuyên giảm sau khi cử động hoặc phát ra tiếng động.

Những cử động bất thường có thể phát sinh từ nhiều bệnh và cẩn thận đánh giá là cần thiết để xác định nguyên nhân cơ bản.

Nguyên nhân

Các triệu chứng của bệnh Parkinson là do sự thoái hóa của một cấu trúc của não gọi là substantia nigra (vùng chất xám). Điều này gây thiếu chất dẫn truyền thần kinh gọi là dopamine, dẫn đến chức năng thần kinh bất thường, vì vậy mất khả năng kiểm soát vận động cơ thể.

Triệu chứng

Các triệu chứng chính của bệnh Parkinson bao gồm:

  • Rung cánh tay hoặc chân khi nghỉ ngơi
  • Cứng tay, chân hoặc cơ thể
  • Cử động và đi lại chậm
  • Vấn đề thăng bằng/ổn định khi đi hoặc đứng.

Các dấu hiệu thông thường khác bao gồm khuôn mặt không cảm xúc (mặt nạ), giọng nói nhẹ nhàng hơn, chữ viết tay nhỏ hơn, chảy nước bọt, khó khăn khi nuốt và đi lại. Không có xét nghiệm đơn giản nào để chẩn đoán bệnh Parkinson và bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên một loạt các triệu chứng hay dấu hiệu.

Điều trị bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một rối loạn tiến triển từ từ. Hiện tại không thể chữa lành. Tuy nhiên, có những loại thuốc hiệu quả có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ của bạn sẽ có thể giới thiệu loại thuốc thích hợp nhất tùy thuộc vào triệu chứng, tuổi tác, và các điều kiện y tế khác của bạn. Điều trị phải được cá nhân hóa vì thuốc thích hợp cho bệnh nhân này chưa chắc đã tốt cho bệnh nhân khác. Đối với bệnh nhân bị bệnh nặng, phương pháp phẫu thuật thần kinh hạn chế được gọi là kích thích não sâu có thể giúp cải thiện triệu chứng. Phương pháp này cấy dây vào não để kích thích xung điện tại khu vực đó.

Điều trị các rối loạn vận động

Sau khi xác định loại rối vận động bất thường và nguyên nhân, bước tiếp theo là làm giảm tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của rối loạn này để cải thiện chức năng hoặc giảm sự khó chịu. Uống thuốc là phương pháp điều trị chính được sử dụng để kiểm soát các rối loạn vận động. Đối với một số rối loạn như co thắt cơ mặt hoặc dystonia (loạn trương lực cơ), tiêm độc tố botulinum có thể hữu ích để làm giảm các triệu chứng.

Nghiên cứu

Nghiên cứu là một trọng tâm chính của Chương trình này tại Viện Khoa học thần kinh quốc gia. Lĩnh vực nghiên cứu bao gồm:

  • Thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc mới để điều trị bệnh Parkinson
  • Di truyền học của các bệnh nhân Parkinson hoặc các rối loạn vận động khác
  • Dịch tễ học nghiên cứu sự xuất hiện của các rối loạn này và các yếu tố nguy cơ của những điều kiện này
  • Nghiên cứu lâm sàng giúp mô tả và hiểu tốt hơn các rối loạn này
  • Nghiên cứu bức xạ (hình ảnh thần kinh) của các rối loạn vận động
  • Phòng thí nghiệm nghiên cứu trên động vật và mô hình tế bào của các rối loạn vận động

Tất cả các nghiên cứu dựa trên bệnh nhân hay và trong phòng thí nghiệm đều được tiến hành tại Viện, dưới những nguyên tắc nghiêm ngặt về y đức. Các bác sĩ và các nhà khoa học làm việc cùng nhau chặt chẽ để hiểu rõ nguyên nhân và tìm phương pháp tốt hơn để điều trị bệnh nhân Parkinson và các rối loạn vận động khác. Bệnh nhân có quan tâm đến việc tham gia vào những chương trình nghiên cứu này được khuyến khích tiếp cận bác sĩ điều trị của họ.

Di chuyển lên đầu